Pages

2012/02/28

Đừng bao giờ quên các Cha Cố buổi ban đầu …

Đừng bao giờ quên các Cha Cố buổi ban đầu …

Hoàng Lộc

Công giáo Việt Nam là nguyên nhân, là lực vận động, là kẻ tòng phạm, và là thành quả của cuộc xâm lăng rồi đô hộ

của Thực dân Pháp trong lịch sử nước ta là hoàn toàn đúng. Tuyệt đối đúng.

Năm 1787, Giám mục Pigneau de Béhaine (1741-1799) đã cùng với Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, con trai trưởng lúc bấy giờ mới 7 tuổi của chúa Nguyễn Ánh, đến Paris bệ kiến vua Louis 16,  gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Armand Marc để nhượng đất (đảo Côn Lôn/Poulo Condor và cảng Đà Nẳng/Tourane), xin quân viện (4 tàu chiến và 1,650 lính Pháp) và ký hiệp ước Versailles (28-11-1878), hiệp ước đầu tiên bán nước Việt Nam cho Pháp.

Hiệp ước Versailles tuy không được áp dụng, nhưng từ đó và nhờ đó, Giám mục Pigneau de Béhainemột số giáo sĩ và các sĩ quan hiếu động nhiều tham vọng Pháp đã nhân cơ hội nầy thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam. Với những mưu đồ đen tối, với những thủ đoạn xảo quyệt, họ đã thúc đẩy được chính phủ Pháp đem quân xâm chiếm Việt Nam, rồi cùng với bọn tay sai thông ngôn và giáo quyền bản xứ đặt một nền đô hộ hà khắc và tàn bạo, vắt kiệt tài nguyên và nhân lực của dân tộc ta hơn 80 năm trời.

Trong tác phẩm nghiên cứu lịch sử nổi tiếng Việt Nam Pháp Thuộc Sử (nxb Đại Nam, 1961, Sài Gòn), giáo sư Phan Khoang (trước 1975 là giáo sư đại học Văn Khoa và đại học Huế, biên tập viên Tập san Sử Điạ) đã đưa ra những sử liệu rất rõ ràng về vai trò của các giáo sĩ Kitô giáo.

Ông tóm tắt:

"Những người đề xướng đầu tiên cuộc chinh phục nước Nam là mấy sĩ quan hải quân của hạm đội Pháp ở biển Trung Quốc như các ông Cécille, Rocquemaurel, Fourichon, Jaurès Maison-Neuve, mấy đại diện ngoại giao kế nhau ở Toà lãnh sự Pháp ở Macao như các ông Forth Rouen, De Courcy, Bourboulon; các ông ấy đã nhiều lần đề nghị với chánh phủ đem quân can thiệp ở nước Nam.

Nhưng hoạt động hăng hái hơn cả để làm cho chánh phủ Pháp quyết định là các Giáo sĩ, nhất là giáo sĩ Huc, Giám mục Retord, Giáo sĩ Libois và Giám mục Pellerin.

Giáo sĩ Huc trước đã dâng vua Napoléon III một kế hoạch thành lập một công ty để lo việc chinh phục và khai thác các xứ Cao Ly, Đà Nẵng, Madagascar; năm 1857 lại dâng một bức thư nhắc lại Pháp-Nam hiệp ước 1857 và sự cần thiết phải thiết lập gấp một căn cứ ở nước Nam. Chính lá thư ấy đã làm cho chánh phủ vua Napoléon III quyết định đặt một ủy ban để Nghiên Cứu vấn đề Nước Nam (Commission de la Cochinchine), trong ủy ban ấy, Giáo sĩ Huc đã tỏ bày ý kiến. Sau khi dâng bức thư kia, Giáo sĩ Huc được vua vời đến diện yết, và Giáo sĩ đã làm cho vua tin tưởng ở lời nói mình ». (đọc toàn bộ sự kiện nầy ở 3 trang 115, 116 và 117)

Tuy nhiên, thực ra, âm mưu xâm chiếm Việt Nam đã có từ thời giáo sĩ Alexandre de Rhodes kể từ khi ông ta đến Việt Nam (1624). Nghĩa là từ hơn 200 năm trước Pigneau de Béhaine.

Hồ sơ mật trong các văn khố của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp và nhất là của AOM (Archives Nationales de France, Section d'Outre Mer) ở Aix-En-Provence (Pháp), đã cho phép các sử gia xác định âm mưu truyền đạo VÀ thôn tính Việt Nam của Thiên Chúa giáo vốn có từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes (1591-1660).

Cố đạo Alexandre de Rhodes đến Việt Nam năm 1624 và vĩnh viễn rời Việt Nam năm 1645. Thời gian ở Việt Nam ông viết rất nhiều sách giúp người Âu Châu biết về tình hình chính trị, địa hình, địa vật, sông núi, sản phẩm, tài nguyên, v.v… của xứ Việt Nam. [Tuy là một giáo sĩ Dòng Chúa Cứu thế Jesuit nhưng ông vẫn nói láo trong những báo cáo, miễn sao  kích thích được lòng tham của quan chức chính phủ Pháp và chức sắc Giáo hội Pháp để họ yểm trợ cho ý đồ của ông (1)]. Ông cũng tiếp tục công trình của các Giáo sĩ Bồ Đào Nha trước đó (Francisco de Pina, Gaspar do Amaral và  Antonio Barbosa), dựa vào chữ La tinh mà chế ra chữ Quốc ngữ, để trước hết là cho giáo dân dễ học Kinh thánh và dễ dàng giao thiệp với những thừa sai ngoại quốc. Nhiều lần ông đã bị chúa Trịnh đuổi đi, nhưng từ Áo Môn, năm 1640 ông tìm cách trở lại Việt Nam để hoạt động cho đến năm 1645:

Ông viết: "Tôi tin rằng Pháp, vì là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông. Cũng như ở đó tôi sẽ có cách có nhiều Giám mục vốn là các Cha và các Thầy của chúng ta ở trong nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11-9-1652 với ý định đó."

Năm 1658, Vatican bổ nhiệm hai vị đại diện Tông Toà người Pháp là Francois Pallu (1626-1684) và Lambert De la Motte (1637-1693) đại diện trực tiếp Giáo hoàng… "Lịch Sử của Hội này (Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp) sẽ gắn liền chặt chẽ với lịch sử chiếm đóng của Pháptại Việt Nam" (La Société des Missions Etrangères fut alors créée dont l'histoire allait être intimement liée avec celle de l'implantation francaise au Vietnam). (Xem Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, luận án tiến sĩ của ông Cao Huy Thuần, bản Việt văn trang 47, 48, bản Pháp văn trang 9, 10).

Giáo sư sử học Joseph Buttinger (một trong ba người "cha đở đầu" của chế độ Ngô Đình Diệm. Hai người kia là Hồng y Spellmann và Ngoại trưởng Dulles) trong Vietnam a Political History (trang 63, 64) cũng có những nhận định như của ông Cao Huy Thuần, được tạm dịch ra như dưới đây:

« Công cuộc phát triển đạo Thiên Chúa tại Đông Dương trở thành công tác đặc biệt của một tổ chức Pháp được gọi là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (Society of Foreign Mission) thành lập năm 1664 tại Paris. Tổ chức này đi song hành với Công ty Đông Ấn Pháp do các giáo sĩ Paris, Rouen thành lập.

"Đặc biệt, (vị  đại diện Tòa thánh) Pallu là một nhà kế hoạch chính trị, thường đi xa hơn các chỉ thị của cấp trên. Có thể gọi ông ta là người sáng chế mô thức thuộc địa trong đường lối chính trị tại Paris với phương sách "đã rồi" (accomplished facts). Ngoài những công việc đã thực hiện tại Á Châu trong khuôn khổ của Hội truyền Giáo mới thành lập, Francois Pallu còn lo việc tại Pháp, hợp tác với chính phủ khuếch trương ảnh hưởng Pháp tại Viễn Đông."

Tiến sĩ Yoshiharu Tsuboi, giáo sư đại học Đông Kinh (Todai), trong cuốn "L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine" đã kết luận như sau:

"Trong công cuộc "Phúc âm hóa" nước Việt Nam có một tổ chức và năm giáo sĩ người Pháp đã giữ một vai trò quan trọng: Hội Thừa Sai Paris và các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Francois Pallu, Pigneau de Béhaine, François Marie Pellerin và Paul François Puginier". (đọc chi tiết từ trang 31 đến 57)

Như vậy là từ khi đến Việt Nam năm 1624, Alexandre de Rhodes đã nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa dư nước Việt Nam, huấn luyện và tổ chức những tập đoàn tín đồ Thiên Chúa giáo bản xứ trung thành với Toà thánh Vatican rồi trở về Âu châu năm 1645 và qua năm 1646trình bày kế hoạch Phúc âm hóa Việt Nam và chiến lược thôn tính Việt Nam cho chính phủ Pháp.

Do đó, bây giờ, khi kết luận rằng Công giáo Việt Nam là nguyên nhân, là lực vận động, là kẻ tòng phạm, và là thành quả của cuộc xâm lăng rồi đô hộ của Thực dân Pháp trong lịch sử nước ta là hoàn toàn đúng. Tuyệt đối đúng.

Hoàng Lộc

……

[Trích đoạn từ "Chuyện buồn Nước tôi", Văn Tân, Houston, 2012]

(1) De Rhodes returned to Rome by 1649 and pleaded for increased funding for Catholic missions to Vietnam , telling somewhat exaggerated storiesabout the natural riches to be found in Vietnam . Around 1650, he reported to Rome that there were about 200,000 baptized Vietnamese, and every year there were 15,000 new converts. Those numbers turned out to be inflated, in retrospect, there were probably 60,000 Catholics in Vietnam at the end of de Rhodes'stay

http://www.advite.com/ AlexandredeRhode.htm

No comments:

Post a Comment