Pages

2012/09/03

Sự thật của vấn đề


Hoàng Thục An

Không có lửa làm sao có khói, không mang súng vào rừng săn cọp làm sao bị cọp rượt, tự nhiên cọp đâu có ra thành bắt người phải không? Thế nên trước khi trách người phải nhìn lại mình. 

Tôi nghĩ đây là những bài học vô cùng căn bản mà một ông giáo sư già như tác giả phải biết, phải nêu gương làm thân giáo cho bọn trẻ chứ có đâu lại quá vụng dại hồ đồ đến như thế.

Hơn nữa, nếu người có trí, biết phân biệt thiện ác, biết nhân quả chỉ cần nhìn vào tấm hình chụp xác chết bi thảm của anh em ông Diệm trong xe tăng thì cũng đủ biết rõ quy luật quả báo nhãn tiền rồi cần chi phải bới móc tìm tòi đâu xa. Nếu anh em ông không ỷ lại quyền uy cao tột phân biệt đối xử, gây thù chuốc oán ngay trong thuộc cấp thì làm sao có cái cảnh trả thù đau lòng đến như thế phải không?

Hãy xem đây vài bài thơ, bài vè của dân gian lưu hành trong xã hội thời đó về chế độ độc tài tàn ác của Ngô triều đã đi vào văn học sử của nước nhà trong cuốn: Thi ca châm biếm và trào lộng VN của Hoàng Trong Thược, xuất bản tại Sàigòn năm 1969 được SudAsie tái xuất bản tại Paris. Xin trích vài bài tiêu biểu từ trang 370 :

Thơ đả kích họ Ngô Đình
Từ xưa tới nay không có gia đình của kẻ cầm quyền nào mà bị người ta đả kích bằng thơ nhiều như gia đình của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đây xin ghi lại một số bài thơ đáng lưu ý nhất:

Ngô với đĩ
Vùi nông đối nấm giữa đêm sâu
Mươi thước sau chùa (1) mấy bể dâu!
Ba cỗ quan tài (2), bốn lỗ huyệt (3)
Năm thằng trời đánh (4), một con Mầu (5)
Mới vừa hăm sáu còn nguyên thủ (6)
Mà đến mồng hai đã vỡ đầu 
Bảy tám thu trường ngô với đĩ
Ngô thì chín rụng đĩ đi đâu?
                             Vô danh

(1) Ngôi chùa trong bộ Tổng tham mưu trong đó có xác của Diệm Nhu đã được chôn bí mật giữa đêm khuya.
(2) Cháu rễ của Diệm là cựu Bộ trưởng Trần Trung Dung có mua hai cỗ quan tài cho hai ông Diệm Nhu nhưng vì hai cỗ quan tài ấy bằng gỗ xấu nên Dung  bảo mua hai cỗ khác bằng gỗ tốt, nhưng người nhà chỉ mua được có một cỗ mà thôi thành ra có ba cỗ tất cả.
(3) Trần Trung Dung cho đào hai huyệt cho Diệm Nhu ở mã Tây, nhưng về sau Diệm Nhu được chôn ở hai huyệt ở Bộ Tổng Tham Mưu thành ra có 4 huyệt tất cả.
(4) Năm thằng trời đánh là : Diệm, Nhu, Cẩn chết nhơn cuộc cách mạng 1.11, Ngô Đình Khôi bị Việt Minh ám sát, còn Ngô Đình Khả là cha bị sét đánh.
(5) Thị Mầu là người con gái trắc nết trong truyện Thị Kính, Thi- Mầu đây ám chỉ Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu.
(6) Ngày 21.10 là ngày quốc khánh dưới triều Ngô, anh em Diệm Nhu chết ngày 2.11.63. Hai chữ "nguyên thủ" có 2 nghĩa : "Người cầm đầu một nước", và "đầu còn nguyên". Tác gỉa dùng hai chữ "nguyên thủ" đối với "vỡ đầu" ở câu thơ kế thì thật là khéo léo tài tình.

Họ Ngô Đình
Phong kiến nghìn xưa trút một nhà
Đề cao "Nhân-Vị" hóa trò ma!
Trung-phần leo ghế Từ-Cung đực (1)
Nam-bộ lên ngôi Võ-Hậu bà (2)
Luyến chị têm trầu, đau ruột mẹ (3)
Nhường anh chung gối, tủi hồn cha (4)
Một bầy lập pháp vô cương kỷ
Cũng bởi nhà này, chó đẻ ra.
                                  Vô danh

(1) Cậu Cẩn (Ngô Đình)
(2) Trần Lệ Xuân
(3) Mụ Luyến, tức nguyễn Thị Bạch, người têm trầu cho cậu Cẩn
(4) Ngô Đình Nhu bị vợ cắm sừng, người ta đồn có sự loạn luân trong gia đình họ Ngô nữa.

Vịnh Ngô gia
Tham tàn một kiếp hóa ra tro
Giây phút tiêu tan cả một lò
Anh mộng Hồng y, em mộng đế
Chồng mê bạch phiến (1) vợ mê o (2)
Hai em ấm sứ vai hùm sói
Một lũ tì no kiếp ngựa bò
Phản chủ, lừa dân nhà chí sĩ
Chín năm bịp bợm biết bao trò
                             Thi Minh Tử

(1) Nhu ghiền ma túy
(2) o bế
 
Vua bếp, quỷ vương
Ác quá Néron, vượt Thủy Hoàng (1)
Chín năm phè phởn, một ngày tang
Đường hầm "Nhân-Vị" tanh nồng máu
Tủ két "Cần-Lao" chật ních vàng
Bụng phệ xì hơi, cha cố đấm
Mặt dày teo mở vẫn đa mang
Một nhà vua Bếp (2) đang thành quỷ
Bửa tiệc âm cung chỉ thiếu nàng
                            Thần Đăng

(1) Néron vua La Mã, Tần Thủy Hoàng vua Trung quốc đều độc ác có tiếng
(2) Truyện Vua Bếp: hai ông một bà.

Còn nhiều bài nữa nhưng thiết nghĩ bao nhiêu đó cũng đủ thấy đâu là sự thật của vấn đề. Vậy xin các vị hoài Ngô nên từ bỏ mưu toan tẩy xóa lịch sử, trốn chạy sự thật, đầu độc tuổi trẻ, nhất là những người trẻ lớn lên sau 1975 ở miền Bắc không có cơ hội tiếp cận sách, sử xuất bản ở miền Nam trước đây cũng như tài liệu, sách, sử ngoại ngữ trong các thư viện Anh, Pháp, Hoa Kỳ, v.v... Bởi vì càng cố gắng chạy chối bao nhiêu, quý vị càng tạo cơ hội cho lịch sư hiển thị mà thôi. Trái đất này không chỉ có một mình quý vị, xin nhớ cho điều đó.

Hoàng Thục An

No comments:

Post a Comment