Pages

2016/04/16

Nhật Ký Biển Đông: Cuộc Đối Đầu Lạ Kỳ Tại Biển Đông!

Nhật Ký Biển Đông: Cuộc Đối Đầu Lạ Kỳ Tại Biển Đông!

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Foreign Policy ngày 31/3/2016: "Buổi nói chuyện được sắp xếp trước của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã biến thành bạo động và hỗn loạn với một ký giả bị nhân viên an ninh của Thổ dùng sức mạnh tống ra ngoài, một người khác bị đá và ngươi thứ ba - một phụ nữ bị ném ra đường. Một nhóm phản đối nhỏ tụ tập bên kia đường của Brookings Institute gần Dupont Circle của Hoa Thịnh Đốn với một người mang tấm biểu ngữ "Erdogan Là Tội Phạm Chiến Tranh Đang Đào Thoát" trong khi đó một người dùng loa phóng thanh la hét "Erdogan là kẻ giết trẻ em".

Chính vì những rắc rối của Ô. Erdogan trên các lãnh vực đối nội, đối ngoại và lập trường chống Nhà Nước Hồi Giáo mà Ô. Obama đã né tránh một cuộc gặp gỡ riêng với Ô. Erdogan cho dù Hoa Kỳ và Thổ là đồng minh chí cốt trong NATO. Trong bài diễn văn đọc tại Brookings Institute  Ô. Erdogan ra sức bênh vực lập trường của mình. Ông nói rằng sẽ tiếp tục truy tố những người lăng mạ ông vì bắt giữ những người này là bắt giữ quân khủng bố.

- AFP ngày 1/4/2016: "Trong một phiên họp với tổng thống Pháp, thủ tướng Đức, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đồng ý thi hành đầy đủ biện pháp cấm vận Bắc Hàn- đồng minh thân cận của Trung Quốc  khiến Bắc Hàn tức giận phóng hỏa tiễn để khiêu khích." Không biết Hoa Lục chơi trò gì đây với Bắc Hàn,  hay chỉ giơ cao đánh khẽ? Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân do Ô. Obama tổ chức theo đánh giá của các nhà quan sát thì chỉ thành công một nửa vì Nga không tham dự mà còn gia tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân trước hội nghị. Nga không tham dự vì không làm chủ được chương trình nghị sự và muốn có một cuộc họp tay đôi với Mỹ.

- AFP ngày 3/4/2016: Trong khi Nga, Đức và Hoa Kỳ kêu gọi hai bên kiềm chế, "Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan đến cùng trong cuộc xung đột với Armenia- đồng minh của Nga về khu vực tranh chấp Nagomy Karabakh sau cuộc giao tranh dữ dội khiến 30 binh sĩ tử thương từ cả hai phía.Tổng Thống Serzh Sarkisian của Armenia nói rằng 18 binh sĩ Armenia tử thương và 35 bị thương trong cuộc 'thù hận trên quy mô lớn' kể từ cuộc ngưng bắn năm 1994 chấm dứt cuộc chiến trong đó các chiến binh được Armenia hỗ trợ đã chiếm một vùng lãnh thổ của Azerbijan. Ankara không bang giao với Armenia do mâu thuẫn về cuộc thảm sát người Armenia dưới thời Đế Quốc Ottaman mà một số quốc gia gọi đó là cuộc diệt chủng."

- BBC News ngày 2/4/2016: "Năm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và một lính biệt kích đã chết trong cuộc đánh bom tại vùng quê nằm ở đông nam của Mardin. Hãng thông tấn Dogan của Thổ nói rằng phiến quân người Kurd đã thực hiện vụ đánh bom này." Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm ngập trong những vụ đánh bom khủng bố mà không có cách nào ngăn chặn được.

- AFP ngày 5/3/2016: "Bà Aung San Suu Kyi Ngoại Trưởng Miến Điện sẽ gặp ngoại trưởng Trung Quốc tại Naypyidaw vào ngày hôm nay trong vai trò bang giao quốc tế kể từ khi đảng của bà nắm quyền.  Quốc gia Đông Nam Á này coi mối liên hệ với ông bạn láng giềng khổng lồ và cũng là người làm ăn (partner) lớn nhất -là mối quan tâm lớn nhất về ngoại giao, cùng với cuộc xung đột chủng tộc tại biên giới và những siêu dự án do Hoa Lục tài trợ…là những chủ đề lớn trong chương trình nghị sự."

Nếu Bà Hillary Clinton là "Quốc Mẫu" dưới thời Ô. Obama, chỉ huy sách lược đối ngoại, bảo sao thì Ô. Obama phải nghe vậy. Nay Bà Suu Kyi cũng là "Quốc Mẫu" của Miến Điện, bà nói gì ông thổng thống Miến Điện cũng phải nghe theo. Hiện nay quốc hội đã thông qua một đạo luật cử  bà làm " Cố Vấn Quốc Gia/Cố Vấn Chỉ Đạo" (State Counsellor) với quyền hạn giống như thủ tướng trong thực tế. Chuyện này giống hệt thời Ô. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia nhưng chỉ có tính cách nghi lễ, còn Ô. Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương nắm hết quyền hạn trong tay. Không biết tình trạng "thái hậu buông rèm nghe chính" này kéo dài bao lâu hay mâu thuẫn sẽ nảy sinh giữa Ô. Htin Kyaw và Bà Suu Kyi vì chỉ có thánh nhân mới không say mê quyền lực mà thôi.

- AFP ngày 5/4/2016: "Một trường học ở bắc thị trấn Therwil thuộc tiểu bang Basel của Thụy Sĩ vừa chấp thuận một quyết định gây tranh cãi sau khi hai học sinh Hồi Giáo tuổi 14 và 15 khiếu nại rằng phong tục bắt tay với cô giáo trái với giáo lý của các em. Hai học sinh này nại rằng Hồi Giáo không cho phép tiếp xúc thân thể với một người khác phái ngoại trừ một số người thân trong gia đình. Quyết  định này lập tức gây phản ứng khắp Thụy Sĩ với Bộ Trưởng Tư Pháp Simonetta Sommaruga cả quyết rằng bắt tay là một phần của văn hóa đất nước."

Theo tôi, cả hai lập trường nói trên đều cực đoan. Tôi đồng ý rằng "bắt tay" giữa mọi người là phong tục tập quán của Tây Phương, nhưng nó không phải là "luật lệ quốc gia" có tính cưỡng hành. Vì là phong tục tập quán cho nên "bỏ" cũng được mà "giữ" cũng được. Chẳng hạn, phong tục tập quán của Việt Nam là cưới hỏi thì phải có trầu cau và ông mai, bà mối. Ngày xưa thì phải có. Nhưng nay chẳng có trầu cau và chẳng có ông mai bà mối thì có sao đâu? Nếu học sinh Hồi Giáo không muốn bắt tay với cô giáo thì bộ quốc gia giáo dục chỉ cần ra một thông tư nhắc nhở các thầy/cô là đủ. Làm gì mà phải phản đối ồn ào.

Thật kinh hoàng! Một ông thiếu úy có thẩm quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm những tội nói trên thì thẩm quyền còn lớn hơn cả ông biện lý hoặc công tố viên. Hiện nay quân đội Thái Lan, không kể không quân và hải quân, bộ binh có 190,000 người tức 19 sư đoàn. Mỗi ông thiếu úy chỉ huy một trung đội 40 binh sĩ thì bộ binh Thái Lan có khoảng 4750 ông thiếu úy. Chưa kể an ninh, tình báo, cảnh sát có quyền bắt giam người, nay đất nước có thêm 4750 công tố viên có quyền bắt giam người nữa…thì có lẽ Tần Thủy Hoàng tái sinh cũng phải chào thua ông tướng này. Ngày xưa, để bảo vệ trị an, Tần Thủy Hoàng lập ra "Ngũ Gia Liên Bảo" tức năm gia đình thành một tổ để giám sát lẫn nhau, năm gia đình sử dụng một con dao. Một gia đình có người phạm tội thì đem bốn gia đình kia ra chém…cuối cùng thì bạo Tần cũng xụp đổ. Chính vì thế mà Thánh Đức ngày xưa dạy rằng ngoài Pháp Trị còn phải có Nhân Trị và Đức Trị nữa.
Còn thái độ của hai học sinh trên cũng là quá khích. Thầy/cô có bắt tay, vỗ vai học trò thì chỉ là là sự biểu tỏ thân mật hoặc thương mến có gì gọi là "tình dục" trong đó đâu mà phải khiếu nại? Theo văn hóa Đông Phương thì thầy/cô cũng như cha mẹ mình.  Hơn thế nữa mình đang ở xứ của người ta, ăn cơm của người ta, hưởng thụ một nền giáo dục mà xứ mình không có, bao nhiêu là phúc lợi mà lại muốn "chơi cha" bắt người ta phải chiều theo ý mình. Chơi như vậy thì chơi với ai? Tốt hơn nên về xứ của mình cho vui vẻ, khỏi kiện cáo lôi thôi. Người Việt ta có câu: "Nhật gia tùy tục, nhập giang tùy khúc" khiến dân tộc có thể thích nghi với mọi nền văn hóa trên thế giới. Có thể là vơ đũa cả nắm, những tín đồ Hồi Giáo hiện đang gây khó khăn cho các quốc gia mà họ đang trú ngụ. Có thể chính vì điều này mà Ô. Trump được dân Mỹ âm thầm bỏ phiếu tín nhiệm chăng? Theo Think Progress ngày 12/4/2016,  "Một nhóm vũ trang thuộc cánh hữu đang tiến hành một cuộc biểu tình không xin phép tại Atlanta, Georgia vào tuần này và họ nói rằng họ sẽ xé Kinh Koran và xé hình của Tổng Thống Obama, Bà Clinton và một số chính trị gia khác. Cuộc biểu tình này được gọi là, "Đoàn kết chống Hồi Giáo và người nhập cư Hồi Giáo" (United against Islam and Islamic immigration refugee rally)

- Business Insider ngày 5/4/2016: "Hệ thống hỏa tiễn phòng không di động S-300 đợt đầu sẽ được Nga chuyển tới Ba Tư trong vài ngày sắp tới. Đây là loại hỏa tiễn có khả năng bắn hạ máy bay tàng hình."

- Interntional Business Times ngày 6/4/2016: "Nam Dương vừa cho phá hủy các tàu ngoại quốc tịch thu được khi đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ. Hai mươi ba tàu, trong đó 13 tàu là của Việt Nam, 10 tàu của Mã Lai được cho nổ tung cùng lúc tại bảy bến cảng khác nhau vào ngày 5/4/2016.  Bộ Trưởng Hải Vụ và Ngư Nghiệp Nam Dương – Bà Susi Pudjiastuti đã chứng kiến cuộc phá hủy được phối hợp với hải quân, duyên phòng và cảnh sát qua hệ thống trực tiếp trên Internet tại văn phòng của bà bộ tại Jakarta. Nam Dương là quốc gia áp dụng biện pháp nghiêm ngặt đối với việc đánh cá bất hợp pháp. "

- AFP ngày 8/4/2016: "Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có cuộc họp chính thức với Nga trong hai tuần tới, dấu hiệu băng giá đã tan trong quan hệ giữa hai khối vì cuộc khủng hoảng Ukraina kể từ năm 2014."

Sau nhiều đợt thao diễn quân sự khổng lồ, Mỹ đem cả máy bay ném bom chiến lược B-2 vào vùng Baltic và triển khai thêm một trung đoàn thiết giáp tới Đông Âu. Thấy thị uy như thế quá đủ. Nay tới chiến lược đàm phán. Chưa biết Mỹ và NATO sẽ thương thảo với Nga những gì. Dầu sao đây cũng là dấu hiệu tốt đẹp.

Theo Bloomberg News, dường như tuyên bố của Ô. Trump: "NATO đã lỗi thời" đã tạo âm vang và Tổng Thống Obama cũng nói rằng NATO đã hưởng lợi mà không làm gì cả (free-riders). Trong cuộc họp kín, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã "quay" Ô. Stoltenberg tơi bời và đặt câu hỏi, "Tại sao chỉ có năm thành viên trong 28 quốc gia hội viên đóng góp 2% tổng sản lượng quốc gia cho ngân sách quốc phòng?" Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg nói rằng NATO rất thiết yếu cho Âu Châu và an ninh toàn cầu. Do đó, cuối cùng thì Mỹ cũng chỉ "mắng yêu" Âu Châu vậy thôi vì mất NATO, sức mạnh quân sự toàn cầu của Mỹ chỉ còn một nửa.

- Newsweek ngày 7/4/2016: "Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Hắc Hải giữa lúc mối bang giao của cả hai quốc gia với Nga trở nên tồi tệ. Đây là cuộc tập trận chung thứ hai chỉ sau non một tháng."

- Business Insider ngày 8/4/2016: "Thái Lan tiến dần tới chế độ quân phiệt trong những ngày gần đây sau khi tập đoàn lãnh đạo cho phép giới quân nhân quyền hạn rộng rãi bắt giam người, khiến gây ra chỉ trích từ các nhóm dân sự và từ phía Hoa Kỳ. Theo điều khoản về trật tự mới này, các quân nhân từ cấp thiếu úy trở lên có quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm 27 tội bao gồm cưỡng đoạt tài sản, buôn người và lạm dụng/trục lợi lao động (extortion, human trafficking, and labor abuse). Quyền hạn này được tướng hồi hưu Prayut Chan-ocha hiện đang giữ chức vụ thủ tướng và lãnh đạo Hội Đồng Hòa Bình và Trật Tự Quốc Gia trao cho giới quân vào ngày 29/3/2016."

Thật kinh hoàng! Một ông thiếu úy có thẩm quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm những tội nói trên thì thẩm quyền còn lớn hơn cả ông biện lý hoặc công tố viên. Hiện nay quân đội Thái Lan, không kể không quân và hải quân, bộ binh có 190,000 người tức 19 sư đoàn. Mỗi ông thiếu úy chỉ huy một trung đội 40 binh sĩ thì bộ binh Thái Lan có khoảng 4750 ông thiếu úy. Chưa kể an ninh, tình báo, cảnh sát có quyền bắt giam người, nay đất nước có thêm 4750 công tố viên có quyền bắt giam người nữa…thì có lẽ Tần Thủy Hoàng tái sinh cũng phải chào thua ông tướng này. Ngày xưa, để bảo vệ trị an, Tần Thủy Hoàng lập ra "Ngũ Gia Liên Bảo" tức năm gia đình thành một tổ để giám sát lẫn nhau, năm gia đình sử dụng một con dao. Một gia đình có người phạm tội thì đem bốn gia đình kia ra chém…cuối cùng thì bạo Tần cũng xụp đổ. Chính vì thế mà Thánh Đức ngày xưa dạy rằng ngoài Pháp Trị còn phải có Nhân Trị và Đức Trị nữa.

- Pháp Trị là đất nước phải có luật pháp. Luật pháp quốc gia là tối thượng. Không một ai có thể đứng trên luật pháp.
- Nhân Trị là: Luật pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia nhưng phải tạo điều kiện cho người dân sống trong yên bình, công bằng để mưu cầu hạnh phúc.
- Đức Trị là sự liêm chính, mẫu mực của giới lãnh đạo.

Hội đủ ba thứ này rồi thì "Non sông muôn thuở vững âu vàng", trăm họ âu ca, ngoại bang cũng không bao giờ dám mưu đồ xâm lấn.

-The Daily Mail ngày 8/4/2016: "Ả Rập Sê-út và Ai Cập dự trù xây một cây cầu dài 32 dặm nối liền hai bờ của Hồng Hải (Red Sea) tại gần khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh của Ai Cập bắc qua Ras Hamid của Ả Rập Sê-út nhân dịp Quốc Vương Salman viếng thăm viếng Ai Cập. Nhân dịp này Ai Cập trả lại cho Ả Rập Sê-út hai hòn đảo ở Hồng Hải để kết thân.

- Reuters ngày 9/4/2016: "Không Quân Hoa Lục và Không Quân Hồi Quốc (Pakistan) bắt đầu tiến hành những cuộc tập trận chung khi hai quốc gia tăng cường hợp tác về các chiến dịch quân sự."

Cuộc tái chiếm thành phố cổ Palmyra được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng thực ra thì sức mạnh không quân của Mỹ lớn hơn. Tuy nhiên vì Mỹ không có lực lượng thống nhất trên bộ. Các nhóm nổi dậy chia năm xẻ bảy, bắn giết nhau, bán vũ khí cho ISIL để kiếm tiền cho nên không tiêu diệt được lực lượng ISIl. Trong khi đó Syria có cả một hệ thống quân đội tương đối kỷ luật, được thêm chí nguyện quân từ Ba Tư, Li-băng Hezbollah cho nên tạo chiến thắng trên mặt trận. Ngày 3/4/2016, với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân chính phủ lại chiếm thêm thành phố al-Qaryatain cách Palmyra 100km về phía tây. Với đà này, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị đẩy ra khỏi Syria.
- Business Insider ngày 9/4/2016: "Một cuộc nghiên cứu mới đây được ấn hành trên Thay Đổi Môi Trường Thiên Nhiên (Nature Climate Change) tiên đoán trên 4 triệu cư dân của lục địa Hoa Kỳ có thể phải dời bỏ nhà cửa bởi mực nước biển dâng cao 3 bộ (90 cm) vào cuối thế kỷ này (2100), trong đó Tiểu Bang Florida bị nặng nhất, hầu như hoàn toàn biến mất và trở thành một hòn đảo nhỏ tách rời khỏi đất liền."

- Reuters ngày 2/4/2016: "Vào ngày 11/4/2016, cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 người biểu tình bên ngoài Điện Capitol thuộc Phong Trào Democracy Spring (Mùa Xuân Dân Chủ) - một tổ chức kêu gọi chấm dứt những số tiền khổng lồ đổ vào hệ thống chính trị và luật hạn chế bầu cử. Cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa và trật tự nhưng đã bị bắt giữ vì cảnh sát bảo vệ quốc hội cho rằng cuộc biểu tình bất hợp pháp - chẳng hạn như tụ tập và gây cản trở. Các người tổ chức thề sẽ tiếp tục biểu tình mỗi ngày và kéo dài một tuần lễ. Những người biểu tình yêu cầu Quốc Hội phải có hành động cấp thời chấm dứt việc đút lót số tiền lớn (corruption) cho hệ thống chính trị và bảo đảm tự do bầu cử. Những người biểu tình nói rằng,"Chúng tôi tin rằng tòa nhà này là của toàn dân và Quốc Hội phải có trách nhiệm với người dân. Chúng tôi cần bảo vệ quyền bỏ phiếu." (We believe this is the people's house, and Congress should be responsive to the people. We need to protect voting rights)"Theo Catholic.org phong trào này sẽ tác động tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Phong trào nổi lên giữa lúc hai ứng cử viên Bernie Sanders (Dân Chủ) và Donald Trump (Cộng Hòa) lên tiếng chống lại việc đóng góp tiền bạc cho các chiến dịch tranh cử khiến ảnh hưởng tới các chính trị gia, nói nôm na là "mua chuộc" các ứng cử viên.

- AP ngày 12/4/2016: Trong khi các công ty Air Bus của Âu Châu và Ý Đại Lợi đã ký kết giao kèo cả tỷ đô-la, Hoa Kỳ sợ trở thành "trâu chậm uống nước đục" cho nên Boeing đang chuẩn bị bán máy bay dân sự cho Ba Tư. Rõ ràng thỏa hiệp hạt nhân đã giúp cho tư bản Mỹ và tạo công ăn việc làm cho công nhân Hoa Kỳ nhưng không hiểu sao các ứng cử viên Cộng Hòa lại cực lực chống đối thỏa hiệp này và đe dọa hủy bỏ.  Hay họ nhắm mắt hy sinh quyền lợi quốc gia để làm theo ý của ông chủ Do Thái?

Tình hình Syria
- Tổng Hợp ngày 2/4/2016: "Toán công binh chiến đấu Nga dưới sự bảo vệ của trực thăng vũ trang bao vùng đã tới Syria vào ngày hôm nay để khai quang các bãi mìn tại thành phố cổ Palmyra tái chiếm từ tay lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo (ISIL/Daesh) trong một cuộc tấn công chứng minh sức mạnh quân sự của Nga cho dù có giảm bớt quân số. Toán công binh làm việc với sự hỗ trợ của người máy Uran-6 và các chú chó tinh khôn có thể chui vào những chỗ mà người máy không thể vào được."

Cuộc tái chiếm thành phố cổ Palmyra được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng thực ra thì sức mạnh không quân của Mỹ lớn hơn. Tuy nhiên vì Mỹ không có lực lượng thống nhất trên bộ. Các nhóm nổi dậy chia năm xẻ bảy, bắn giết nhau, bán vũ khí cho ISIL để kiếm tiền cho nên không tiêu diệt được lực lượng ISIl. Trong khi đó Syria có cả một hệ thống quân đội tương đối kỷ luật, được thêm chí nguyện quân từ Ba Tư, Li-băng Hezbollah cho nên tạo chiến thắng trên mặt trận.  Ngày 3/4/2016, với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân chính phủ lại chiếm thêm thành phố al-Qaryatain cách Palmyra 100km về phía tây. Với đà này, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị đẩy ra khỏi Syria.

- AP ngày 2/4/2016: "Cuộc ngưng bắn dường như bị lấy đi bởi những cuộc giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ và phiến quân, bao gồm luôn cả nhóm al-Qaeda liên kết với Nusra Front ở ngoài Aleppo - thành phố lớn thứ hai của Syria nằm về phía bắc. "

- AFP (Palmyra) ngày 9/4/2016: "Hàng ngàn dân chúng Syria phải tản cư đã trở lại Palmyra vào ngày hôm nay để coi lại nhà cửa của họ lần đầu tiên khi quân chính phủ với sự hỗ trợ của không quân Nga tái chiếm thành phố này từ tay Nhà Nước Hồi Giáo cách đây một tuần lễ."

Ai đã từng ở trong vùng chiến sự và phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, cha mẹ, anh chị em, cơ sở làm ăn buôn bán để lánh nạn…nhìn hình ảnh này mà rớt nước mắt vì thương cảm.

Trong khi đồng minh Úc của Mỹ đi "hàng hai" thì vào ngày13/4/2016, Reuters loan tin, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Carter tới Phi Luật Tân ngày hôm nay, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ mỗi ngày mỗi gia tăng với đồng minh trụ cột tại Biển Đông giữa lúc Hoa Lục khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ô. Carter cho biết ngoài năm căn cứ theo như thỏa hiệp vừa được ký kết, trong tương lai còn có thêm những căn cứ đóng quân của Mỹ tại Phi Luật Tân. Nhân dịp này ông ghé thăm HKMH Steniss đang ở về phía tây của Đảo Luzon. Tại đây ông tuyên bố, "Điều mới mẻ không phải là sự hiện diện của HKMH của Mỹ ở trong vùng. Sự mới mẻ là bên trong của những căng thẳng đang hiện có mà chúng tôi muốn giảm bớt. và ông thông báo hải quân hai nước bắt đầu tuần tra chung tại Biển Đông." Ông Carter còn nghe hạm trưởng HKMH Stennis báo cáo rằng tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hoạt động trong vùng nhưng cho tới bây giờ, "Chúng tôi rất hài lòng về những giao tiếp hiện có." Nghĩa là hai bên nhưng chưa đánh nhau và đường ai nấy đi. (We've been very pleased with the interactions we've had.)
- Washington Post ngày 11/4/2016: "Lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo vừa chiếm lại một căn cứ địa quan trọng sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày sau khi bị phiến quân đánh bật ra khỏi căn cứ này dưới sự hỗ trợ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ Theo AFP, từ bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã dồn dập nã đại bác vào địa điểm này".

- Sputnik News ngày 12/4/2016: "Phó Thống Đốc Tỉnh Seraa cho biết hơn một nghìn chiến binh đã đầu hàng quân chính phủ và giao nạp vũ khí. Quân đội Syria và các nhóm vũ trang đang tuân thủ thỏa hiệp ngưng bắn trong tiến trình hòa giải dân tộc." Cũng theo Sputnix News và International Business Times, vào ngày hôm nay 13/4/2016 và  cũng là ngày Hòa Đàm Geneve tái tục, Syria tiến hành bầu cử quốc hội tại hơn 7000 địa điểm bỏ phiếu, với 3,500 ứng cử viên của 13 trong số 15 tỉnh. Các Tỉnh Raqqa và Idlib vẫn đang thuộc quyền kiểm soát của phiến quân và Nhà Nước Hồi Giáo. Nga coi cuộc bầu cử là một bước làm quan trọng cho việc ổn định tình hình trong nước, còn phe nổi dậy và Hoa Kỳ tẩy chay và sẽ không công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu.

- CNN ngày 13/4/2016: Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết cho tới bây giờ Hoa Kỳ đã giết khoảng 26,000 chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria, một thành tích cho thấy Hoa Kỳ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống ISIS. Đây là phương thức lượng giá chiến thắng theo lối "body counts" (đếm xác chết) khi Ô. McNamara điều khiển cuộc Chiến Tranh Việt Nam, trong khi theo binh thư, chiến thắng được đánh giá bằng việc chiếm lĩnh lãnh thổ. Mình đem cả nửa triệu quân đi đánh, có thể tiêu diệt địch quân tới vài trăm ngàn người nhưng  không chiếm được tấc đất nào rồi sau đó rút lui…thì không biết đó là chiến thắng hay chiến bại?

Tình hình Biển Đông
- Reuters ngày 6/4/2016: "Trung Quốc bắt đầu cho vận hành một ngọn hải đăng cao 55 mét trên Đảo Đá Chữ Thập - một trong những hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông nơi mà năm ngoái Khu Trục Hạm Lassen của Hoa Kỳ đã đến gần để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

- Reuters (Hà Nội) ngày 7/4/2016: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan Haiyang 981 gây tranh cãi và từ bỏ dự tính khoan dầu tại Vịnh Bắc Việt (*) mà sự phân định chủ quyền chồng lấn chưa được giải quyết và đây là dấu hiệu sau cùng của bất ổn giữa hai nước láng giềng cùng theo Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giàn khoan này đã tạo nên cuộc khủng hoảng vào năm 2014 khi nó thăm dò dầu khí tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam ở Biển Đông."

- NewsMax ngày 8/4/2014: "Cấp chỉ huy hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương kêu gọi phải có phản ứng mạnh đối với những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng bộ tham mưu của Ô. Obama đã bịt miệng ông này. Theo tờ Navy Times, Đô Đốc Harry Harris muốn nhìn thấy Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự giữa lúc Hoa Lục xây đắp các hòn đảo nhân tạo mà đảo gần nhất (Scarborough Shoal) chỉ cách thủ đô của Phi Luật Tân khoảng 140 dặm Anh. Nhưng Bà Susan Rice - Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Obama lại ra lệnh cho ông tướng cất giữ ý kiến đó trong lòng. Bộ tham mưu của Ô. Obama đang trong tiến trình thảo luận với Trung Quốc về một số vấn đề như thương mại và vũ khí hạt nhân." (The U.S. Navy's top commander in the Pacific is calling for a strong military response to China's moves in the South China Sea but the Obama administration has silenced him. According to the Navy Times, Adm. Harry Harris would like to see the U.S. military flex its muscles in the face of China's construction of artificial islands, the closest of which would be roughly 140 miles from the capital of the Philippines. President Barack Obama's National Security Adviser Susan Rice, however, has ordered military brass to keep their opinions on the matter to themselves. The administration is in the process of trying to work with China on several issues, including trade and nuclear weapons.)

Vậy những ai mong muốn Hoa Kỳ "bóp mũi" hay dạy cho Trung Quốc một bải học thì phải đọc kỹ bản tin này. Tương lai chưa biết ra sao, nhưng giờ đây chưa phải lúc Hoa Kỳ đối đầu với Hoa Lục mà chỉ là "tái cân bằng lực lượng" mà thôi. Coi chừng Ô. Harris ăn nói mạnh miệng quá có ngày theo chân Ô. Chuck Hagel "về vườn" đó nghe. Bà Susan Rice vừa đẹp gái, lại ngồi kè kè bên Ô. Obama mỗi ngày trong Phòng Bầu Dục nghe thuyết trình về tình hình an ninh trên toàn thế giới rồi "tâu" lên tổng thống… thì tướng ở xa vạn dặm có ngày "mất đầu" như chơi." Cứ xem gương Tướng McArthur nhận lệnh đầu hàng của Quân Phiệt Nhật, chiến thắng oanh liệt trong Chiến Tranh Triều Tiên nhưng bị Tổng Thống Truman cất chức một cái rụp chỉ vì trái lệnh. Hiện nay Hoa Kỳ đang bận rộn trăm bề, nào là đối đầu với Nga trong Chiến Tranh Lạnh, cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq, Libya chưa gỡ ra được, cuộc chiến chống khủng bố trong nước, cuộc chiến chống ISIS tại Syria đòi hỏi phải đem B-52 và bộ binh vào đây, rồi Bắc Hàn chưa biết "khùng điên" lúc nào, Do Thái hăm he tấn công Ba Tư…nếu mở một cuộc chiến tranh tổng lực với Hoa Lục…thì có lẽ một chiến lược gia điên khùng mới làm vậy. Ở xứ Mỹ này ông tướng giống như con gà chọi, thấy gà khác tới gần hoặc nghe tiếng gáy là muốn "đá" ngay. Điều đó đúng vì làm tướng phải dũng cảm. Nhưng có "đá" được hay không và lúc nào "đá" thì phải do "chủ gà" tức tổng thống quyết định. Nhiều khi gà đang đá rất hăng nhưng thấy thua, chủ gà phải thương lượng để gà khỏi chết hoặc "vớt năm lai" tức vớt chút đỉnh thay vì thua hết. Cho nên Mỹ cứ phải "câu giờ" vừa hù dọa, vừa đàm phán để mua thời gian. Hoa Lục đang ở vào thế thượng phong không phải vì sức mạnh quân sự hay chính nghĩa mà vì thế kẹt của Hoa Kỳ. Tại G-7 (Khối 7 Nền Kinh Tế Mạnh) vừa họp tại Hiroshima (Nhật Bản) hoàn toàn do Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản điều khiển nhưng cũng không ra được tuyên cáo mạnh mẽ tố cáo Hoa Lục hoặc ban hành lệnh cấm vận mà chỉ bày tỏ sự quan tâm và nhấn mạnh tới việc giải quyết (tranh chấp) bằng phương thức hòa bình, (We are concerned about the situation in the East and South China Seas, and emphasise the fundamental importance of peaceful management and settlement of disputes). Điều đó cho thấy Hoa Lục không phải là Nga, không phải là Iraq, Ba Tư, Syria, A Phú Hãn hay Libya. Mỹ và NATO dám bao vây và cấm vận Nga nhưng không dám bao vây và cấm vận Hoa Lục vì nền kinh tế của Hoa Lục bao trùm toàn cầu. Cả Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu, Úc Châu đang phải dựa vào ngoại thương với Hoa Lục để sống còn. Thế thượng phong của Hoa Lục là ở chỗ đó. Biết làm sao bây giờ? Theo AFP ngày 13/4/2016, Hoa Lục đã triệu tập đại diện ngoại giao của các quốc gia trong Khối G-7 để bày tỏ sự tức giận về tuyên bố chung nói trên. Theo Reuters,  ngày 14/4/2016,  "Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull tháng trước chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đã hướng dẫn 1000 nhà lãnh đạo doanh thương thăm Hoa Lục, hy vọng xây dựng thỏa hiệp tự do thương mại giữa hai nước. Ô. Turnbull sẽ thảo luận với Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, hy vọng sẽ lợi dụng (capitalize) để chuyển hóa Trung Quốc từ một nước xuất cảng thành nền kinh tế tiêu thụ lớn. Ô. Malcom Turnbull đã né tránh đề cập tới vấn đề Biển Đông và ông ca ngợi Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch với Hoa Lục."

Trong khi đồng minh Úc của Mỹ đi "hàng hai" thì vào ngày13/4/2016, Reuters loan tin, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Carter tới Phi Luật Tân ngày hôm nay, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ mỗi ngày mỗi gia tăng với đồng minh trụ cột tại Biển Đông giữa lúc Hoa Lục khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ô. Carter cho biết ngoài năm căn cứ theo như thỏa hiệp vừa được ký kết, trong tương lai còn có thêm những căn cứ đóng quân của Mỹ tại Phi Luật Tân. Nhân dịp này ông ghé thăm HKMH Steniss đang ở về phía tây của Đảo Luzon. Tại đây ông tuyên bố, "Điều mới mẻ không phải là sự hiện diện của HKMH của Mỹ ở trong vùng. Sự mới mẻ là bên trong của những căng thẳng đang hiện có mà chúng tôi muốn giảm bớt. và ông thông báo hải quân hai nước bắt đầu tuần tra chung tại Biển Đông." Ông Carter còn nghe hạm trưởng HKMH Stennis báo cáo rằng tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hoạt động trong vùng nhưng cho tới bây giờ, "Chúng tôi rất hài lòng về những giao tiếp hiện có." Nghĩa là hai bên nhưng chưa đánh nhau và đường ai nấy đi. (We've been very pleased with the interactions we've had.)

Trong khi tàu chiến Hoa-Mỹ đang gờm nhau ở Biển Đông thì các giới chức quốc phòng của Việt Nam và Phi Luật Tân đang thăm dò khả năng tiến hành các cuộc tập trận chung và tuần tra chung trên biển. Tân ngoại trưởng của Phi Luật Tân cũng vừa ghé thăm Việt Nam. Theo ý kiến của tôi, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi và Nhật Bản có thể tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông nhưng nếu Việt Nam tuần tra chung với Mỹ thì lập tức Việt Nam trở thành mối đe dọa về an ninh cho Hoa Lục và Việt Nam có thể trở thành một Ukraina thứ hai. Nhưng nếu Việt Nam chỉ tuần tra chung với Phi Luật Tân, tuy không mạnh bằng đi chung với Mỹ nhưng hiệu quả, mà Hoa Lục dù tức tối cũng không thể lấy bất cứ lý do gì để phản đối.

Chắc chắn tàu chiến Trung Quốc không dại gì nổ súng vào tàu chiến Mỹ trước, nhưng có thể cản mũi, đâm, húc như đã làm vào Tháng 12, 2014. Cuộc xung đột tại Biển Đông diễn biến thật lạ kỳ. Đánh không ra đánh, đàm không ra đàm. Không biết sự yên bình giả tạm này kéo dài bao lâu?

Đào Văn Bình
(California ngày 15/4/2016)

(*) Trong nước dùng danh từ "Vịnh Bắc Bộ" theo tôi thấy không lợi bằng dùng danh từ "Vịnh Bắc Việt" vì nó nêu rõ phía bắc của Việt Nam. Còn "Bắc Bộ" là nằm về phía bắc nhưng không nói lên nó thuộc về ai. Chẳng hạn chúng ta không chấp nhận Biển Đông gọi là "South China Sea" vì có chữ "China", ám chỉ nó thuộc về Trung Hoa.

No comments:

Post a Comment