Pages

2011/08/04

Nộp Tiền Cho Rô-ma: Đời Sống Bí Mật Của Tiền Bạc Trong Giáo Hội Ca-Tô

Nộp Tiền Cho Rô-ma: 
Đời Sống Bí Mật Của Tiền Bạc Trong Giáo Hội Ca-Tô
 
(Render Unto Rome: The Secret Life Of Money In The Catholic Church)
Author: Jason Berry; Crown Publishers, New York, 2011
 
Trần Chung Ngọc
 
 
    Năm 1992, 10 năm trước vụ linh mục ấu dâm nổ ra ở Boston rồi lan ra khắp thế giới cho tới ngày nay, Jason Berry, một tín đồ Ca-tô,  đã xuất bản cuốn "Xin Đừng Dẫn Chúng Tôi Đến Cám Dỗ: Những Linh Mục Ca-Tô Và Nạn Ấu Dâm" [Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children], nội dung nghiên cứu về các vụ linh mục ấu dâm trên một số Tiểu Bang trên đất Mỹ với sự bao che của Giáo hội, như là một cảnh báo cho Giáo hội để Giáo hội cải tiến.  Sau đó, năm 2004, Jason Berry và Gerald Renny xuất bản cuốn "Lời Nguyện Giữ Im Lặng: Sự Lạm Dụng Quyền Năng Trong Triều Chính Của Giáo Hoàng John Paul II" [Vows of Silence: The Abuse of Power in the Papacy of John Paul II], nội dung tập trung vàođời sống bệ rạc của Linh mục Marcial Maciel, sáng lập viên "đoàn quân Lê Dương của Chúa Ki Tô" [Legionaries of Christ] trong tổ chức "Legion of Christ" do Marcial Maciel ở Mexico lập ra, và lên án John Paul II đã làm lơ những tố cáo của quần chúng về những vụ ấu dâm và dùng ma túy của Marcial Maciel. Vì vậy, thế giới đã phanh phui ra là tổ chức "Legion of Christ" có một Chương lịch sử chính là "Xì-căng-đan lạm dụng tình dục" [The sexual abuse scandal in the Legion of Christ is a major chapter in the order's history.
 
   Chính sáng lập viên Marcial Maciel đã nhiều lần bị điều tra về dùng ma túy và loạn dâm với những trẻ em [During his life, Maciel was the focus of several investigations regarding allegations of drug abuse and sexually abusing children.]  Nhưng Maciel rất được Giáo hoàng John Paul II ưu ái và tận tình bao che vì Maciel đã kiếm được nhiều tiền cho Giáo hội và lùa được nhiều Linh mục vào trong cái dòng tu lính Lê Dương của Giáo hội, nên John Paul II đã làm ngơ trước những lời tố cáo Maciel [Pope John Paul II admired Maciel because of his conservative fealty to doctrine and his ability to raise money and recruit priests.]  Nhưng rồi đời sống bê bối của Maciel càng ngày càng bị phanh phui ra nhiều nên khi lên ngôi Giáo hoàng, Benedict XVI không còn có thể che dấu được nữa nên giao cho Hồng Y Bertone nhiệm vụ điều tra sự việc liên quan đến Maciel..  Benedict XVI, khi còn là Hồng Y Ratzinger đã từng nói: "Tố cáo Maciel không được khôn ngoan (prudent) vì Maciel đã làm nhiều điều tốt cho Giáo hội" (To go after Maciel is not "prudent" because he has done so many good for the church). Bất cứ ai mà kiếm được nhiều tiền cho Vatican thì dù đạo đức của họ có tồi tệ như thế nào đi chăng nữa, Vatican cũng bỏ qua. 
 
   Do đó, Bertone điều tra cũng như không,  ông ta bắt các nạn nhân tình dục của Maciel thề phải giữ bí mật những chuyện xẩy ra đối với họ và kết quả cuộc điều tra về Maciel không đi đến đâu. Vì sự trung thành này mà ông ta được cho làm Tổng Giám Mục ở Genoa, rồi thăng chức lên Hồng Y, và nay là Bộ trưởng Ngoại Giao. [He swore all the victims to secrecy and ended up doing nothing about Maciel. For his loyalty he was named archbishop of Genoa, then Cardinal, and now Secretary of State.]  Nhưng trước dư luận quần chúng và dư luận ngay trong Giáo hội Ca-tô, vào tháng 5, 2006,  tòa án Kangaroo của Benedict XVI đưa ra biện pháp kỷ luật (sic) bắt Maciel phải "sống kín đáo, cầu nguyện và sám hối" và không hề giải thích cho quần chúng biết [In May 2006, Pope Benedict XVI disciplined him, inviting him to "a reserved life of prayer and penitence"; no explanation was given to the public.]  Đó là công lý Ca-tô trước sự đau khổ và tổn thương tinh thần của các em nhỏ trong Giáo hội bị Linh mục Marcial Maciel cưỡng bách tình dục..
 
 
                 
   
    Tháng 6, 2011, Jason Berry cho ra mắt cuốn Render Unto Rome: The Secret Life of Money in the Catholic Church, nội dung nghiên cứu sâu vào nền văn hóa  (culture) của Giáo hội Ca-tô, đặc biệt là trước những thắc mắc về vấn đề tiền bạc và tình dục, tác giả thấy rằng, sự đáp ứng của Giáo hội luôn luôn giống nhau: giữ kín và im lặng. [To painful questions about money and sex, Berry finds, the response of the church is always the same – secrecy and silence].  Tác giả đang du hành qua một số tiểu bang để ra mắt và ký tên trên cuốn sách của mình (Book tour).
 
 
   Cuốn sách dày hơn 400 trang trên cho chúng ta biết rất nhiều chi tiết về những vấn đề liên quan đến tiền bạc và tình dục trong Giáo hội Ca-tô và chính sách của Giáo hội đối với những vấn đề này.  Có những chi tiết mà chúng ta không thể ngờ được lại có thể xẩy ra trong một tổ chức tôn giáo luôn luôn tự nhận là "thánh thiện, duy nhất và tông truyền".  Chúng ta cũng không thể ngờ là đạo đức của Giáo hoàng và một số bậc lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo hội như Hồng Y, Tổng Giám mục v..v… lại tệ mạt đến độ như vậy.  Sau đây chỉ là vài chi tiết trong cuốn sách trên, đọc giả cần phải đọc cả cuốn sách mới có thể nhận thức được bộ mặt thánh thiện giả nhân giả nghĩa của Giáo hội Ca-tô.
 
    Vấn đề tiền bạc lem nhem của Vatican thế giới đã biết từ lâu, từ những vụ rửa tiền đến buôn lậu ma túy, cho đến buôn bán vũ khí bất hợp pháp v…v…  Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết một tác phẩm đồ sộ nhan đề: "Giáo Hội La Mã: Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác" trong đó có một Chương dài, Chương 91, "Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy" về chi tiết những vụ buôn lậu ma túy của Vatican, xin đọc giả đón đọc nay mai khi Sách Hiếm trở lại.  Nếu chúng ta đã đọc những cuốn như The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box của Linh mục Joseph McCabe, The Vatican Billions của Avro Manhattan, Christianity and  Money của Jacques Leclercq, The Vatican Connection của Richard Hammer, Pontiff của Gordon Thomas & Max Morgan-Witts và nhất là cuốn The Vatican's Mafia của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén và những thông tin trên Internet thì chúng ta đã biết vấn đề tiền bạc trong một tổ chức thế tục tự nhận là "mạc khải, thánh thiện, duy nhất, tông truyền" là như thế nào.  "Thủ tục "đầu tiên"" có thể nói là cái "norm" trong mọi dịch vụ xin-cho ở Vatican.
 
   Lâu lắm rồi, tôi có đọc được như sau, không biết có phải là một cái "joke" hay không: "Ở Vatican, với 1000 đô bạn có thể hôn nhẫn một ông Giám mục, 2000 đô, bạn có thể hôn nhẫn một ông Hồng Y, và 5000 đô thì  bạn có thể hôn bất cứ cái gì (You can kiss anything)."  
 
 
      
   Nhưng cuốn sách mới của Jason Berry rất đặc biệt, vì đã đào sâu vào hệ thống tiền tài (financial system) của Giáo hội Ca-tô.  Đặc biệt là hai vấn nạn trong Giáo hội: Tiền bạc và Tình dục lại liên hệ khắng khít với nhau. Tác giả đã vạch trần chính sách giữ bí mật và lừa dối của Giáo hội, trái ngược hẳn với những giá trị tâm linh và đạo đức mà Giáo hội tự nhận ("Render Unto Rome" exposes the secrecy and deceit that run counter to the values of the Catholic Church)
 
   Giáo dân thường được dạy là có bổn phận đóng tiền thường xuyên cho nhà thờ để nhà thờ làm việc thiện và hầu việc Chúa.  Ở Vatican, tín đồ thường  đóng tiền để cho "Đức Thánh Cha làm việc thiện" (For our Holy Father to do charitable work) nhưng thực ra tín đồ không hề biết những tiền đó đi đâu và dùng vào việc gì.  Tác giả viết: 
 
   Dịch vụ thu tiền ngày chủ nhật trong các nhà thờ Ca-tô trên toàn thế giới thì quen thuộc như là lễ Mi-sa, bài giảng trong nhà thờ  và ngay cả  lễ ban thánh thể (ăn bánh thánh).  Nhưng khi một đô-la để vào giỏ, thì nó đi đâu?  Số tín đồ đóng hàng tuần lên tới nhiều ngàn đô-la được dùng như thế nào?  Khi một giáo khu bán đi tài sản của nhà thờ với giá hàng chục triệu đô-la thì tiền đó đi đâu.  Và việc gì đã xẩy ra khi nhiều chục triệu đô-la được đưa cho các giới chức cao cấp để tiêu dùng tùy ý mà không có ai hỏi han đến?
 
   [The Sunday collection in every Catholic church throughout the world is as familiar a part of the Mass as the homily and even Communion.  But once a dollar is dropped in that basket, where does it go?  How are weekly cash contributions that can amount to thens of thousands of dollars accounted for?  Where does the money go when a diocese sells a church property for tens of millions of dollars?.  And what happens when tens of millions of dollars are turned over to officials at the higher ranks, no question asked, for their discretionary use?]
 
 
 
Jason Berry
 
     Bao nhiêu tiền vào túi các Giám mục.  Bao nhiêu gửi về Rô-ma?  Lẽ dĩ nhiên các tín đồ không hề biết.  Họ đến nhà thờ cầu nguyện, xưng tội, và đóng tiền, vì họ được dạy đó là bổn phận của họ, một điều kiện để các Linh mục cho họ lên thiên đường.  Đã có một thời, không đi lễ ngày chủ nhật là một trọng tội, không được lên thiên đường.  Và đi lễ ngày chủ nhật có nghĩa là ít nhiều cũng phải bỏ tiền vào giỏ.  Nhưng ngày nay số người đi lễ nhà thờ chẳng còn lại bao nhiêu trong các thế giới Tây phương, trừ những nước ở Phi Châu, Nam Mỹ, hay ở Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và…Việt Nam.  Đây là lý do mà Ca-tô cũng như Tin Lành đang nỗ lực đi kiếm ăn ở những miền đất mới, nơi đây khó khăn kinh tế xã hội và dân trí tương đối còn chưa phát triển nhiều, cho nên người dân ít đầu óc rất dễ rơi vào cái thòng lọng của Ki Tô Giáo nói chung..
 
    Nếu tín đồ không hề biết tiền mình đóng cho nhà thờ đi đâu, được dùng vào việc gì, thì tác giả Jason Berry đã hé mở cho chúng ta nhiều chi tiết.
 
-   Nhiều giáo dân Mỹ phát cáu lên (were riled) về sự quản lý tiền bạc của các Giám mục: Những số tiền lớn dùng để dàn xếp những vụ loạn dâm và biến chế để tái dụng những linh mục can tội ấu dâm; [Tác giả  dùng từ ngữ (bishops who recycledpedophiles), coi những linh mục này như là những đồ rác rưởi, được biến chế để dùng lại như trong kỹ nghệ.], dẹp tiệm các nhà thờ ngoài ý muốn của giáo dân (churches closed against the people's will), [p. 7: Từ 1995, Giám mục các nơi đã phải dẹp tiệm 1373 nhà thờ.] và các phúc trình về các linh mục và nhân viên điều hành ăn cắp tiền của nhà thờ (continuing reports of priests or lay staffers who stole parish funds).  Mỹ là xứ giầu và con chiên thường là ngu đạo nhất thế giới, cho nên tiền đóng cho nhà thờ và gửi về Vatican, Mỹ giật giải quán quân.  Theo ước tính, số tiền của giáo dân đóng góp bị các "bề trên" và các nhân viên dân sự điều hành nhà thờ ăn cắp trung bình là $50,000 trong một năm cho mỗi giáo xứ.  Tổng cộng trên toàn quốc số tiền bị thất thoát vào khoảng 90 triệu/năm ($90 million), đó là chỉ kể tiền đóng góp ngày chủ nhật. [p. 10: An annual loss of a bout $90 million solely attribuable to Sunday collection embezzlements].  Tất cả những điều này làm cho giáo dân cảm thấy mình bị phản bội.
 
-   Nguyên trên nước Mỹ, Giáo hội đã phải bỏ ra 2 tỷ đô-la để giàn xếp ngoài tòa hoặc đền bù  cho các nạn nhân tình dục của các "Chúa thứ hai".
 
-   Nhiều giáo khu đã khai phá sản, và các Giám mục địa phương đã rao bán các nhà thờ, trường học Ca-tô, và các tài sản thương mại (Bishops have been selling off whole pieces of infrastructure – churches, schools, commercial properties).
 
   Nhưng các Hồng Y ở Vatican đều có thông tin nội bộ về tài sản nào sẽ được bán đi và dựa vào thông tin đó họ có một kế hoạch để làm giầu cho chính họ và thân nhân trong những vụ bán tháo đó tài sản đó.  [Vatican curial cardinals have inside information about which church properties will be available for sale and they have enriched themselves and their relatives by passing on that information.]
 
   Một trường hợp điển hình là ở Boston, một cơ sở của Tổng giáo phận được bán dưới giá thị trường cho cháu một Hồng Y có thế lực nhất ở Vatican, Hồng Y Sodano, nguyên Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới triều John Paul II, với giá là $850.000,  nhưng chỉ 20 ngày sau, sở hữu chủ mới của cơ sở này bán lại với giá $2,650,000 [In East Boston, the archdiocese sold a parish for $850.000 and 20 days later the new owner, the nephew of one of the Vatican's most powerful cardinals, "flipped" it for $2,650,000.].  Điều đáng nói là ông Giám mục cai quản giáo phận quyết định bán cho ai và với giá bao nhiêu, dù rằng có người ngoài hay tổ chức bên ngoài muốn mua với giá cao hơn, và lẽ dĩ nhiên ông Giám mục cũng có phần trong đó..
 
-   Các tín đồ không biết là  cuối thập niên 1990, Hồng Y Anthony Bevilacqua ở Philadelphia đã tiêu 5 triệu đô-la để làm mới lại một nhà nghỉ mát của Giáo phận ở bờ bể New Jersey, nhà tư của Hồng y ở Philadelphia, và ba tòa nhà làm văn phòng.  Ông ta một mình ở một tòa nhà có 30 phòng (He has lived alone in a 30-room stone-clad Victorian villa),  trang bị toàn đồ sang trọng như những tấm gương viền vàng (gilded-edged mirrors), ghế hiệu Queen Anne  (Queen Ann chairs), đèn đồng (brass chandeliers) v…v…  Và ông ta là một chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội  Ca-tô, sống như vậy để phục vụ dân nghèo, vì Giáo hội Ca-tô vẫn quảng cáo là Giáo hội của dân nghèo, và các con chiên Việt Nam vẫn thường ca tụng như vậy.
 
-   Một điều mà các giáo dân rất ít biết đến là tiền của giáo dân đóng góp thường được các bề trên dùng để mua quan chức ở Vatican.  Muốn trở thành một Giám mục, cá nhân đó hay giáo khu đó, phải trả một lệ phí cho Vatican gọi là "taxa", tùy theo giáo khu đó giầu hay nghèo.  Khi Joe Bernadin ở Chicago được thăng chức Hồng Y, lệ phí đó là $6000.  Luật sư Tom Doyle về giáo luật của Giáo hội cho rằng như vậy là rất rẻ [Trang 7:  On becoming a bishop, a man – or his diocese – pays a fee to the Vatican called "taxa".  "The amount varies according to the size of the diocese," explains Tom Doyle, a Dominican on leave from the priesthood who serve the canon lawyer at the Vatican embassy in the early 1980.  "I remember when Joe Bernadin of Chicago was made cardinal, the taxa was $6,000.  I thought Chicago got a good deal on that one".]  Mua quan, bán chức trong Vatican không lạ gì, nếu chúng ta đã đọc cuốn The Vatican Mis À Nu (Traduit de l'Italien par Pierre-Émmanuel Dauzat, Edition Robert Laffont, Paris, 2000) của Đức Ông Luigi Marielli.  Trong đó độc giả sẽ thấy một hình ảnh Vatican mục nát, không mũ mãng, quần áo lòe loẹt trang trí bên ngoài. Cuốn sách này là con dao mổ xẻ của tác giả đã đâm ngập vào một vết thương sâu (ce livre est un bistouri plongé dans une plaie profonde) với hi vọng có thể cắt bỏ những máu mủ độc hại trong đó.  Tác giả đã vạch trần bộ mặt vô tín vô luật (sans foi ni loi) trong trung tâm chỉ đạo của Giáo hội Ca-tô Rô-ma (Curie Romaine) gồm hầu hết những kẻ chạy chọt làm áp-phe, chạy theo chức tước, đồng giống luyến ái, tranh chấp phe đảng, và những phương cách để được thăng chức nhanh chóng... (Affairisme, carriérisme, homosexualité, la course aux postes, la lutte des clans, des instruments de promotion accélérée...)  Đó là bộ mặt thật của Vatican, tổng hành dinh của Ca-tô Rô-ma Giáo, cơ quan đầu não chỉ dạy đạo đức Ca-tô Giáo cho 1 tỷ giáo dân, trong đó có 7 triệu người Việt Nam.  Nhưng không phải chỉ có chuyện mua quan bán chức, mà ngay cả chuyện các giáo hội con muốn phong thánh cho người nào của mình cũng rất tốn tiền, lệ phí có thể lên đến hàng triệu đô-la để cho các quan chức ở Vatican xét và làm thủ tục.
  
 -  Tổng giám mục Rembert Weakland ở Milwaukee gửi 1 triệu rưỡi đô la ($1.5 million) về Vatican mua danh ngôi vị dạy xã hội học tại đại học Gregorian của Giáo hoàng (Pontifical Gregorian University).  Năm 1998, Tổng Giám mục Weakland còn dùng quỹ của nhà thờ trả cho một tình nhân Nam từ nhiều năm trước $450,000 để mua sự im lặng (p. 4: Archbishop Rembert Weakland had used $450,000 in church funds in 1998 to pay off a disgrunted male lover from year before.)
 
   Trên đây chỉ là một số chi tiết  điển hình trong cuốn Render Unto Rome của Jason Berry.  Vài điều đó cũng đủ cho chúng ta biết sơ về nội dung cuốn sách. 
 
Vài Suy Tư Của Người Đọc Sách:
 
   Càng đọc về Ca-tô Rô-ma Giáo tôi càng cảm thấy buồn và tội nghiệp cho các tín đồ Ca-tô Việt Nam, trí thức hay không.  Không tội nghiệp sao được vì rõ ràng là họ bị nhốt trong một tù ngục tâm linh qua chính sách rất hữu hiệu của Giáo hội: "Ngu dân dễ trị" cộng với sự khai thác những kẻ "tinh thần yếu kém" mà chính Chúa Giê-su đã dạy: "Phúc cho những kẻ nào tinh thần yếu kém" trong bài giảng trên núi hay Tám Mối Phúc Thật.  Một thủ đoạn tuyệt vời khác rất thành công của Giáo hội là Giáo hội luôn luôn mang Chúa ra làm bung xung để đạt những mục đích thế tục của mình, do đó có thể  cấy vào đầu các tín đồ cái gọi là "đức vâng lời", thực chất chỉ là mánh mưu nô lệ hóa tín đồ. Và điều đáng buồn là các tín đồ cứ tự mình cam tâm làm nô lệ.   Điều này rõ ràng nhất trong vài câu sau đây trong bản văn của Vatican:
 
  Bản tiếng Việt:  "Trước hết, bản văn xem xét chủ đề đức vâng lời tu sĩ, gốc của nó được thấy trong sự tìm kiếm Chúa và ý muốn của Chúa là điều đặc biệt đối với những tín hữu"
   Bản tiếng Anh:  "Đức vâng lời", tài liệu của Vatican nói rằng, phải nên hiểu bởi tín hữu như là "một con đường để giúp cho cộng đồng và tổ chức tìm kiếm Chúa và hoàn thành ý muốn của Chúa"  
     [Obedience, the Vatican document says, should be understood by religious as "a way to help the community or institute to seek and achieve the will of God.]
 
     Các tín đồ không hề biết là từ xưa tới nay chẳng có Giáo hội nào hay cộng đồng, tổ chức nào có thể tìm kiếm được Chúa, vì Chúa đã chết cách đây khoảng 2000 năm rồi, và từ đó tới nay chẳng ai biết Chúa ở đâu, và ông ta cũng chẳng bao giờ trở lại, dù chỉ một lần cho thiên hạ thấy.  Các tín đồ cũng không biết rằng chẳng ai biết ý Chúa là như thế nào.  Thật vậy, Voltaire đã từng nói: "Lời của Chúa là lời của các linh mục; sự vinh quang của Chúa là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Chúa là ý của các linh mục; xúc phạm Chúa là xúc phạm các linh mục; tin vào Chúa là tin vào mọi điều linh mục nói (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.).
 
   Cũng vì cái "đức vâng lời" có tác dụng nô lệ hóa đầu óc tin đồ này của Giáo hội mà khi xưa, Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã trở thành tội đồ của dân tộc, vết nhơ nô lệ ngoại bang, phi dân tộc, phản quốc khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam vào thế kỷ 19, và trở lại Việt Nam cuối thập niên 1940, còn in đậm trên khuôn mặt Giáo hội.  Chúng ta còn nhớ, gần đây nhất Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã huy động giáo dân, già trẻ lớn bé, mang búa, kìm và xà beng đến cầu nguyện ở tòa Khâm sứ cũ, và mặc dù nhà nước đã khuyên can, đám người cuồng tín đó đã chẳng coi pháp luật quốc gia vào đâu.  Nhưng chỉ một văn thư của Hồng Y Bertone từ Vatican gửi đến là cả đoàn đã phải không kèn không trống, dẹp cờ xí, búa, kìm, và xà beng rút lui có trật tự.  Mà Hồng Y Bertone là ai?  Chính là cái tên đã được giao cho nhiệm vụ điều tra tên Linh mục  loạn dâm vô đạo đức Marcial Maciel, nhưng thay vì điều tra thì ông ta lại bắt các nạn nhân tình dục của Maciel thề phải giữ bí mật và kết quả cuộc điều tra về Maciel đương nhiên là chìm xuồng.   Tâm cảnh nô lệ ngoại bang thật đã rõ ràng, nhắm mắt mà tuân lệnh một tên Hồng Y vô đạo đức ở Vatican . 
  
   Tháng 11, 2009, Giáo Hội Ca-tô Rô-ma tại Việt Nam tưng bừng đón tiếp Hồng Y Bernard Law trong dịp khai mạc cái gọi là "năm Thánh", kỷ niệm 50 năm  năm thành lập Hội Đồng Giám mục Việt Nam, 50 năm nô lệ cho đến ngày nay.  Vụ Tổng Giám Mục nhục nhã Ngô Quang Kiệt tuân phục "đức vâng lời" đối với Bertone đã chứng tỏ như vậy.  Mà Hồng Y Bernard Law là ai?  Là nguyên Tổng Giám Mục ở Boston, can tội bao che và "recycle" các linh mục loạn dâm và ấu dâm trong địa phận cai quản của ông ta.  Law được John Paul II cho phép từ chức Tổng Giám Mục ở Boston cuối năm 2002, và chuồn sang Vatican chỉ mấy giờ đồng hồ trước khi trát tòa đến đòi ông ta ra hầu tòa.  Ở Vatican ông được John Paul II cho cai quản một nhà thờ quan trọng ở Rome, nhà thờ St. Mary Major Basilica.  [The news of Cardinal Law's new position seemed to tear at emotional scars from those events. ''It's pretty offensive for most Catholics, and the timing couldn't be worse,'' said David Gibson, author of ''The Coming Catholic Church'' (Harper San Francisco, 2003). ''They're just cleaning up the mess in Boston and closing parishes, and he's getting the ultimate golden parachute. He's getting a beautiful apartment in Rome in one of the four major basilicas in Christendom.'' Tập đoàn ở Vatican bao che cho nhau, bất kể sự phẫn nộ của thế giới và các nạn nhân tình dục ở Boston, đạo đức của "Hội thánh" Ca-tô là như vậy đó
 
  
Cardinal Bernard Law 
(Link: http://www.slate.com/id/2075831/ )
 
   Một tên vô đạo đức như Hồng Y Law mà được Giáo hội Ca-tô ở Việt Nam đón tiếp coi như thượng khách trong dịp khai mạc năm Thánh.  Trong Ca-tô Rô-ma giáo thì cái gì cũng là thánh cả.  Không kể một số không nhỏ các giáo hoàng trong lịch sử giáo hội Ca-tô hoàn vũ can những tội như ăn cắp, giết người, loạn luân, đồng giống luyến ái v..v…, những Giáo hoàng vô đạo đức gần đây như John Paul II và Benedict XVI cũng là "đức Thánh cha".  Lễ lạc để mê hoặc tín đồ cũng được gọi là thánh lễ.  Abraham, bán vợ cho hai Vua Ai Cập để đổi lấy của cải và súc vật cũng được gọi là "thánh tổ phụ của các đạo Chúa".  Thánh Lot ngủ với hai con gái và làm cho cả hai chúng mang bầu.  Thánh David,  ông tổ của Giê-su,  nguyên là một tên tướng cướp, sau lên làm Vua thì hoang dâm vô độ, có nhiều vợ mà còn ra lệnh giết thuộc hạ để cướp vợ của thuộc hạ.  Thánh Linh thì ngủ với Mary để sinh ra Giê-su.  117 tội đồ của Việt Nam cũng được cái "Xưởng sản xuất thánh = Vatican", từ của Hồng Y Silvio Oddi, phong làm thánhcủa Ca-tô Giáo.  Giáo hội cứ luôn luôn lạm dụng bừa bãi danh từ "thánh" mà không hề biết ngượng.  Một độc giả ở Úc, ông Nguyễn Hữu Ba, đã nhận định: Con người một khi vào Ca-tô giáo rồi thì trong đầu không còn những giây thần kinh "biết ngượng" nữa.
 
   Các tín đồ Ca-tô Việt Nam thường bào chữa cho các "bề trên" loạn dâm hay làm bậy của họ là đó chỉ là những cá nhân không thi hành lời Chúa.  Nhưng họ quên mất một điều, giáo hoàng là những "đại diện của Chúa trên trần" mà họ thường gọi là Đức Thánh Cha, và các Linh mục loạn dâm đều là các "Chúa thứ hai" mà họ tin là "Cha cũng như Chúa".  Và nhất là họ phải tuyệt đối vâng lời những người như vậy, vì đó là điều kiện Giáo hội đặt ra để họ có được cái vé lên thiên đường (mù), lẽ dĩ nhiên là sau khi chết.

     Những vụ phá sản đạo đức trong Giáo hội Ca-tô Rô-ma nhiều đến độ khó ai có thể lôi ra ánh sáng hết được.  Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của Tiến sĩ Loraine Boettner trong cuốn "Roman Catholicism", trang 27:
 
Giáo hội Ca-tô Rô-ma tự khoác lên mình từ "thánh", nhưng thật ra, qua các thời đại và trong quyền lực của giáo hội Rô-ma, sự kiện là giáo hội đã phạm phải những tội ác khủng khiếp nhất, thực hành nhân danh tôn giáo, gồm có giết người, cướp bóc, bạo hành đủ mọi hình thức, hối lộ, gian xảo, lừa dối, và hầu hết mọi tội ác mà con người biết đến.  Những tội ác như vậy không phải là chỉ do những giáo dân của giáo hội gây ra, mà là do các giáo hoàng, hồng y, giám mục, và linh mục, mà như sự nghiên cứu về lịch sử của giáo hội sẽ chứng tỏ, không còn chối cãi gì được nữa, họ đều là những kẻ ác.
 
      Muốn thế nào thì thế, người Ca-tô không thể phủ nhận được cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Giáo hội, kéo dài cho tới ngày nay. Cái lịch sử đã giết hàng trăm triệu người già trẻ lớn bé trong các cuộc Thánh Chiến, các Tòa Hình Án xử dị giáo, các cuộc săn lùng phù thủy, tra tấn rồi thiêu sống, khoan kể đến chuyện thiêu sống hay trừng phạt cả những khoa học gia trong giáo hội như Giordano Bruno và Galieo Galilei v..v…  Người Ca-tô cũng không thể phủ nhận là đạo đức Ca-tô chẳng có gì có thể so sánh với đạo đức trong các tôn giáo khác hoặc với những người vô thần, dù họ muốn huênh hoang tự khoe thế nào đi chăng nữa.  Lịch sử phá sản đạo đức của một số không nhỏ Giáo hoàng cũng như các bậc chăn chiên như Hồng Y xuống tới các Linh mục là những sự kiện bất khả phủ bác.  Rút cuộc, tôi vẫn không hiểu người Việt Nam theo Ca-tô Rô-ma Giáo là vì cái gì?  Và vì cái gì mà họ vẫn tin rằng Ca-tô Giáo là một "hội thánh", VietCatholic.net vẫn huênh hoang "Con đường của Giáo hội là con đường vinh quang",  và tiếp tục tự giam mình trong vòng ngu tối để cho những bề trên xảo quyệt khai thác, đớp và mắc vào cái mồi "cứu rỗi" rất khó gỡ ra, trừ phi ý thức được đó chỉ là một cái bánh vẽ trên trời, và có một chút can đảm như hàng triệu tín đồ trên thế giới đã tự mình gỡ ra được..
 
   Phải chăng vì những giá trị đạo đức của Ca-tô giáo mà họ vẫn thường huênh hoang tự đề cao mà không biết ngượng?  Nhưng có giá trị đạo đức nào mà không có trong dân gian, trong bất cứ xã hội hay tôn giáo nào, và ngay cả trong tập thể những người vô thần?  Việt Nam có đầy đủ những tiêu chuẩn đạo đức và tâm linh để cho người dân tu tập một cách lành mạnh mà không cần đến cái đạo mà lịch sử ô nhục đẫm máu của nó đã là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại: Ki Tô Giáo.  Những điều dạy mà các tín đồ cho là Ki Tô Giáo dạy về đạo đức thì đã có trong mọi nền văn hóa dân gian, nhiều khi còn hay hơn nữa.  Quý vị hãy thử kể ra điều nào thuộc lãnh vực đạo đức của Ca-tô Giáo, không phải là lãnh vực tin, mà chưa hề có trong dân gian hay trong nền văn hóa Việt Nam.  Người Việt Nam yêu người, "thương người như thể thương thân", mà không cần phải kính Chúa, vì Chúa chẳng qua chỉ là một người dân thường Do Thái, trí tuệ kém cỏi và lòng dạ độc ác như được viết rõ trong Tân Ước.
 
   Người Ca-tô thường thổi phồng bộ mặt từ thiện của mình cho đó là một điểm son của Ca-tô giáo.  Chẳng có lẽ ngoài Ki Tô Giáo không có ai làm việc thiện hay sao.  Nhưng nghiên cứu kỹ thì chúng ta thấy rằng Ca-tô Giáo làm việc thiện hầu hết là với tâm bất thiện chứ không phải là thuần túy từ thiện tâm.  Một khuôn mặt từ thiện mà Ca-tô giáo thổi phồng đánh bóng nhất là Mẹ Teresa ở Calculta.  Nhưng họ không hề biết bộ mặt thật của Mẹ Teresa.  Bà ta khẳng định là làm việc thiện chỉ để kiếm thêm tín đồ cho Chúa, và bà ta còn tàn nhẫn nói rằng những sự khổ trên thế giới là cơ hội để bà ta làm việc thiện, hầu việc Chúa.     Có một câu tôi đọc, tuy không lấy gì làm lạ, nhưng có lẽ rất lạ đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam, những người thường mang mẹ Teresa ra làm khuôn mẫu thánh thiện của Công giáo.  Đó là câu "Mẹ Teresa không phải là một nữ tu đầu tiên đã lợi dụng những hoàn cảnh khốn khổ của các nạn nhân của Mẹ để biến thành tiền" [Mother Teresa was not the first abusive nun to turn her victim's plight into cash.]  Thật vậy, nếu chúng ta đã đọc Judith Hayes viết trong cuốn The Happy Heretic,  trang 69, thì có thể biết bộ mặt thật của nữ tu Teresa mà mọi người Công giáo ngu ngơ coi như bậc thánh như sau:
 
   "Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông.  "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi...  Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau.  Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường.  Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích,  vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói.  Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.
   [Teresa collected her millions of dollars "in the name of God" and then promptly hid them away like a squirrel readying for winter.  She also converted  souls "in the name of God", many just before they expired... I wonder if, in her simplistic view of things, anything she did for God would earn her big-time brownie points in the afterlife.  For her, perhaps, this world had no meaning whatsoever, and was just some challenging religious maze, designed by God to determine who gets the best bits of paradise.  If so, it might explain, since nothing else can, how she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation.  This defies rational explanation, and I challenge anyone, from Morphew to the pope himself, to explain it.]  Và Judith Hayes kết luận:
 
   Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc.  Để làm gì, ai mà biết được.
   [Apparently her goal was to hoard the money.  To what end, though, is anybody's guess.]
 
   Năm 1954, viện trợ Mỹ để cho dân di cư nhưng các Cha nhà thờ chỉ để cho giáo dân và ép người ngoại đạo phải cải đạo vào Ca-tô Giáo nếu muốn được hưởng viện trợ.  Đó có phải là việc từ thiện hay không hay chỉ là từ thiện theo tiêu chuẩn của Ca-tô Rô-ma Giáo?
 
   Người Ca-tô cũng thường quảng cáo cho Ca-tô giáo là đạo của Bác Ái.  Bác Ái là đức tính chung trong thế gian chứ không chỉ riêng trong Ca-tô Giáo.  Nhưng thực ra bác ái trong Ca-tô Giáo là như thế nào.  Người Ca-tô thường quảng cáo các viện mồ côi do các sơ trông coi.  Thực chất các viện mồ côi chỉ là những bình phong của một bộ mặt đạo đức giả, trong thực tế các sơ đối xử rất tàn nhẫn đối với các trẻ trong đó.  Chúng ta có thể kể vài sự kiện.

   Cách đây ít năm, chương trình Prime Time của đài ABC cũng như chương trình Date Line của đài NBC đều đưa lên vụ kiện 1.2 tỷ đô-la [1.2 billion suit] của những trẻ mồ côi, nay đã trưởng thành, thường được biết là những "Trẻ mồ côi của Duplessis" (Duplessis Orphans).  Những đứa trẻ này trước sống trong những viện mồ côi ở Québec, Canada, quản trị bởi các "Sơ của Bác Ái",  dưới triều Thủ Tướng Maurice Le Noblet Duplessis, một tín đồ Công giáo bảo thủ cực đoan.  Một số những đứa trẻ mồ côi trong số khoảng 3000 còn sống sót này, nay đã trưởng thành, đã lập nên một tổ chức để kiện chính quyền Québec và viện mồ côi St. Julian ở Québec, do các "Grey nuns" (Sisters of Charity) quản trị, về những hành động hành hạ độc ác, ngược đãi, lừa gạt của các Sơ đối với các em khi còn ở trong các viện mồ côi, với sự toa rập của chính quyền Công giáo Québec trước đây và bác sĩ Công giáo.. Độc giả có thể đọc chi tiết đầy đủ về vụ "Duplessis Orphans" trong bài "Bác Ái Của Công Giáo Trong Hành Động" (Catholic Charity in Action) [http://www.lazyboysreststop.com/history-3.htm] và bài  "Những Nữ Tu Công Giáo Ác Độc, Lừa Gạt Ở Mỹ Và Trên Khắp Thế Giới" (Abusive Nuns In The USA And Worldwide) trên trang nhà:http://www.ianpaisley.org/new_details.asp?ID=353.

 
   Thay vì tình thương, các em đã nhận được từ các "Sơ của bác ái" (Sisters of Charity) sự đánh đập, hành hạ, lạm dụng tình dục, dùng như là các nô lệ lao động, và một nền giáo dục thô sơ nhất, nếu có. [The care these children received was reminiscent of a Dickens novel. They were beaten, tortured, sexually abused, used as virtual slave labor and provided only the most rudimentary education, if any.]
 
     Bác ái Ca-tô trong hành động của một số Sơ là như vậy.  Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.  Vấn đề chính là các viện mồ côi hay "nhà thương điên" của Ca-tô Giáo được trợ cấp của chính quyền và liên bang (Federal).  Và chúng ta đã biết, tiền và tài sản là quan tâm số một của Ca-tô giáo ở mọi nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.  Vào những thập niên 1940-1960, chính quyền Québec, Canada,  trả cho các viện mồ côi $0.75 cho mỗi em bình thường (normal), và $2.75 cho mỗi em bất bình thường (mentally ill).  Do đó Thủ tướng Công giáo Duplessis đã dàn xếp với các giới chức Ca-tô quản trị các viện mồ côi, và hầu như chỉ qua đêm, một số các viện mồ côi và trường học của Ca-tô đã biến cải thành nhà thương điên [Apparently, Duplessis, and/or some others in his administration, reached an arrangement with the local Catholic authorities, who operated the orphanages. Virtually overnight, some of the orphanages and schools were transformed into psychiatric hospitals.].  Nhà thương điên thì phải có bệnh nhân điên thì mới có tiền của chính phủ, và một số các em bình thường đã được chuyển đến các nhà thương điên của Ca-tô giáo này [Children were shipped from orphanages to existing hospitals. These hospitals also were run by Catholic religious orders..]  Và để hợp thức hóa tình trạng, các bác sĩ Ca-tô, được chỉ định bởi Thủ tướng Ca-tô Duplessis, đã làm hồ sơ giả để chứng thực là các em này điên thật. [Doctors appointed by Premier Duplessis wrongfully declared many of them to be mentally ill]. 
 
   Chỉ vì sự sai biệt $2.00 cho mỗi đầu người mà cả ngàn các em lành lặn trở nên bất bình thường, dưới tay của Thủ tướng Ca-tô, bác sĩ Ca-tô, và các "Sơ của Bác ái Ca-tô".  [Fewer 'normal' orphans and more 'mentally deficient' children meant more money for the religious orders].  Đặc biệt hơn nữa là tuy ở trong nhà thương điên, các em cũng bắt buộc phải lao động không công cho nhà thương [unpaid labor which the children were forced into during their stays in these asylums.]  Một trường hợp khác là chính quyền Québec đã trực tiếp chịu trách nhiệm biến cải nhà thương Ca-tô ở Mont Providence, trước là một viện mồ côi do các "Sơ của bác ái" lập lên [an orphanage founded by the Sisters of Charity (Grey Nuns)], thành nhà thương điên.  Sự biến cải này đã giam khoảng 350 đứa trẻ bình thường trong một nhà thương điên [In the case of the Mont-Providence hospital, the Quebec Government is directly responsible for its conversion to psychiatric facility. This change led to the confinement of approximately 350 normal children in a psychiatric asylum. ]  Chính quyền Duplessis cũng như các dòng tu Ca-tô đã kiếm được nhiều lợi nhuận bằng cách biến cải các viện mồ côi và trường học thành các nhà thương điên và xếp các trẻ em bình thường vào loại những em có bệnh nhân tâm thần. [Duplessis' government gained financially from turning orphanages and schools into mental hospitals and reclassifying normal kids into mentally deficient patients. So did the religious orders that operated these facilities.] 
 
     Một hành động dã man khác của những sơ trông nom các nhà thương gọi là điên này là dùng những hình phạt hay biện pháp để kiềm chế những người điên thật đối với các em nhỏ: bó chặt các em trong những bộ áo đặc biệt, chữa trị bằng điện giật, cho thuốc quá độ, giam giữ trong những chuồng hẹp, và ngay cả giải phẫu những giây thần kinh óc [By being labeled mentally deficient they were subject to treatments such as being strapped into straightjackets, electroshock therapy, excessive medication, detainment in cells and even lobotomies.]  Tệ hại hơn cả là khi giữ các em đó lớn lên, không còn mang lại lợi nhuận, thì các em bị thảy ra ngoài.  Không có học vấn và với hồ sơ y tế ngụy tạo về tình trạng tâm thần, các em không thể sống một cách bình thường như những người trưởng thành khác.  [When no more financial gain could be achieved by keeping them, they are released from their dreadful existence behind those institution walls. With no education and false medical records they were well unprepared for adult life.] Ngay cả hồ sơ về tông tích gia đình của các em cũng bị hủy đi. [Even traces of their families have been snatched from them.]  Vì vậy, nhiều em chết trong viện mồ côi hay trong nhà thương được đưa đến bàn mổ của trường y khoa để cho các sinh viên học.  Có nhiều em chết một cách bất minh và trong nghĩa địa có những nấm mồ vô danh. Chương trình Prime Time của đài ABC nói đến những sự ngược đãi và ngay cả sát hại (mistreatment and even murder] trong các cơ sở "bác ái" này..  Một số các trẻ mồ côi trước sống trong các viện mồ côi đang vận động để khai quật những nấm mồ không tên tuổi này để tìm hiểu sự thật về cái chết bất minh của các em. [A group of orphans are fighting for the bodies of children to be exhumed from an abandoned Montreal cemetery in a bid to discover whether they were the subject of medical experiments. The group has hired a lawyer to ask a court for permission to dig up the bodies of the children, who were also orphans, and perform forensic examinations.]
   Chúng ta cũng không nên quên là năm 2003, Peter Mullan đã viết và đạo diễn một phim có tên là "Các Sơ Magdalene" [The Magdalene Sisters].  Magdalene là một hệ thống các cơ sở của Giáo hội Ca-tô Ái Nhĩ Lan lập lên để đầy những em gái mà Giáo hội coi là không có đạo đức, ở đây các em phải lao động tốt không lương suốt đời.  Cuốn phim dựa trên những sự thật đã xảy ra ở cơ sở này.    Điều kinh khủng nhất, theo quan điểm của Mullan về các cơ sở Magdalene của Công giáo là các bậc cha mẹ đã bị xiết chặt trong móng vuốt của Giáo hội Ca-tô cho nên đã trở thành đồng lõa trong việc đầy ải man rợ con cái của mình. [What is most horrific about Mullan's look at the Magdalene asylums is that the Church had so strong a grip...that parents would be complicit in the barbaric treatment of their own children.]  Chúng ta hãy đọc vài nét về cuốn phim này.
    Đây là một cuốn phim thực sự quan trọng.  Báo của Vatican cho cuốn phim là một "sự khiêu khích có ác ý thù hận".  Điều quan trọng đáng ghi là Vatican không cho là cuốn phim là chuyện bịa đặt.  Lên án một cuốn phim vì đã đưa ra sự thật?  Danh ngôn nói: "Quyền lực thì đồi bại.  Quyền lực tuyệt đối thì đồi bại một cách tuyệt đối."  Điều này có phải đã xảy ra trong nhiều cấp trong tôn giáo (Ca-tô giáo).  Cuốn phim này là về những phụ nữ bị coi là "vô đạo đức" theo tiêu chuẩn của giáo hội bị cưỡng bách loại ra khỏi xã hội và cưỡng bách lao động trong những xưởng giặt bằng tay của giáo hội suốt ngày và mọi ngày để có thể lấy lại ân sủng của Thiên Chúa.  Hơn 30000 phụ nữ đã là nạn nhân.  Họ bị đày ải vô thời hạn và không được trả công, tuy rằng xưởng giặt được trả tiền cho dịch vụ giặt.  Đó có phải là chế độ nô lệ không?  Hãy nhớ rằng, các phụ nữ đó không phạm một tội ác nào, họ chỉ bị giáo hội cho là không có đạo đức.
 
    [God vs. religionby cdog1399 (movies profile) Aug 2, 2003:  This was such an important film. The Vatican newspaper called this film a "malicious and rancorous provocation." It is important to note it was not called a fabrication. Condemnation of a film for telling the truth.?  As the saying goes,: Power corrupts, and absolute power corrupts absolutely."  Is that not what has happened within many religious hierarchies ? This movie is about women considered "immoral" by the church's standards being forced out of society and forced to work in a sweatshop doing laundry by hand all day every day to win back their favor with God. Over 30,000 women were victimized. They were sentenced for an undetermined time period and were not paid, although the facility was paid for the services rendered. Isn't that called "slavery"? Keep in mind, these women had not committed any crime, they were just deemed immoral.]
  Chúng ta hãy xem tiêu chuẩn đạo đức của giáo hội Ca-tô Ái Nhĩ Lan (Ai-len) trong vụ trên là như thế nào.  Cuốn phim đưa ra ba trường hợp điển hình và những hành động ác ôn (wicked) của các Sơ:
   Nạn nhân thứ nhất, em Margaret, bị một người anh em họ hiếp trong một lễ cưới trong khi các ông linh mục ca những bài ca truyền thống Ái Nhĩ Lan.  Em kể ngay việc này với một phụ nữ, thay vì được ủng hộ em trở thành đối tượng của một âm mưu cho tên hiếp dâm chuồn ra khỏi lễ cưới và đưa em vào một cơ sở cứu tế Magdalene. [One, Margaret, is brutally raped by a cousin at a wedding while priests perform traditional Irish songs. Immediately telling a woman, instead of support she becomes the subject of a hasty conspiracy to spirit the rapist from the wedding and to place her in the Magdalene asylum.]
  Nạn nhân thứ hai là em Patricia sinh một đứa con mà không có chồng.  Cô ta bị áp lực của một linh mục phải từ bỏ đứa con và cô ta bị đưa ngay vào một cơ sở Magdalene. [One of the young women, the shy and angelic Patricia, has a baby out of wedlock.She is pressured by a priest to surrender the baby boy and then she, too, is hustled off to the asylum.]
   Trường hợp thứ ba là em Bernadette đang sống trong một viện mồ côi.  Tội của em là dám đứng trong hàng rào tán gẫu với mấy cậu con trai trong làng bị sắc đẹp của em quyến rũ đứng ở ngoài hàng rào.  Chỉ vì vậy mà em bị chuyển đi làm lao động trong cơ sở Magdalene. [The third victim is in an orphanage where she gets under the director's skin for no other offense than she is pretty and boys from the neighborhood crowd a fence to call down to her. Transfer to the asylum follows.]
       Bài học chúng ta học được từ những sự kiện trên là: "Đừng tin những gì người Ca-tô nói mà hãy nhìn kỹ vào những gì họ làm".  Lẽ dĩ nhiên, tin sao là quyền của họ, chẳng ai có thể nói gì về niềm tin tôn giáo đó.  Nhưng về phương diện lịch sử và xã hội, người Ca-tô Việt Nam nên tự hỏi tại sao Ca-tô Rô-ma Giáo lại suy thoái trầm trọng ở nay cái nôi của Ca-tô Giáo trước đây là Âu Châu, đến độ Hội Đồng Giám Mục Âu Châu phải than phiền là "Âu châu ngày nay sống như là không có Thiên Chúa" và Giáo hoàng benedict XVI cũng phải than phiền là "Âu Châu ngày nay sống như là không biết đến Thiên Chúa và cũng chẳng cần đến sự "cứu rỗi" của Giê-su nữa".  Hiện tượng suy thoái trên tất nhiên phải có lý do.  Tôi nghĩ những tín đồ Ca-tô Việt Nam nào còn có chút đầu óc thì cũng phải cảm thấy xấu hổ vì cái lịch sử tàn bạo đẫm máu của tôn giáo mình, so với các tôn giáo khác như Phật Giáo, Lão Giáo v…v…  Họ cũng phải cảm thấy xấu hổ vì một số không nhỏ những "bề trên" của mình, từ giáo hoàng trở xuống cho đến Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám mục và Linh Mục mà mình vẫn được dạy phải cúi đầu "quên mình trong vâng phục", lại quá vô đạo đức, vô lương tâm, vô nhân tính.  Họ cũng phải cảm thấy ngượng ngùng, nếu họ còn biết ngượng, trước người ngoại đạo là tại sao mình vẫn còn bị mê hoặc, tiếp tục ở trong một một tôn giáo mà cái lịch sử tàn bạo ô nhục đẫm máu của nó là một sự kiện không thể chối cãi, và nhất là, vẫn còn tin vào những điều đượm màu hoang đường mê tín đã không còn giá trị trong các xã hội văn minh tân tiến ngày nay.  Như vậy có phải thật là đáng buồn không? 
 
 
    Trần Chung Ngọc.
    Viết xong ngày Lễ Độc Lập, 2011

No comments:

Post a Comment