Pages

2017/01/02

Nhật Ký Biển Đông: Liên Hiệp Quốc Gặp Vận Xui

Nhật Ký Biển Đông: Liên Hiệp Quốc Gặp Vận Xui

Giữa lúc tình hình thế giới diễn biến quá nhanh và vô cùng phức tạp, những tranh chấp vể cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tạm lắng yên nhưng những đợt sóng ngầm vẫn còn đó. Đảng Dân Chủ đang chấn chỉnh lại nội bộ để chờ phục hận và phục hận bằng cách cấm vận Nga vì đã mò vào các máy điện tử của Đảng Dân Chủ rồi lấy các tin tức có thật, phổ biến ra khiến cử tri chán Bà Clinton cho nên Ô. Trump đắc cử, Liên Hiệp Quốc gặp "năm xung tháng hạn", Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Hai ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Reuters ngày 15/12/2016: "Thủ Tướng Shinzo Abe và Tổng Thống Putin gặp nhau tại một khu nghỉ mát suối nước nóng Yamaguchi vào ngày hôm nay để tìm kiếm sự tiến triển của cuộc tranh chấp lãnh thổ đã ngăn cản hai nước ký kết hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Đệ II Thế Chiến. Cả hai chắc chắn sẽ kết thúc một vài thỏa hiệp về hợp tác kinh tế nhưng vẫn phải tìm cách để vượt qua sự thù địch vì những hòn đảo lộng gió tại tây Thái Bình Dương mà Sô-viết đã chiếm giữ sau chiến tranh. Theo Newsweek, đây là cuộc gặp gỡ thứ 15 giữa hai nhà lãnh đạo kể từ năm 2006. Cả hai đều mỉm cười và bầu không khí ấm cúng chung quanh biểu tỏ sự thân  thiện giữa hai nhà lãnh đạo." Tuy nhiên theo AP, "Nhật và Nga đồng ý vấn đề kinh tế nhưng vấn đề lãnh thổ vẫn còn bế tắc" (Japan, Russia Agree on Economic Ties; Stalemate on Territory)

- Washington Post ngày 16/12/2016: Trong một cuốn sách sắp xuất bản, cựu nhân viên CIA- người thẩm vấn Saddam Hussein khi nhà độc tài này bị bắt, Saddam Hussein đã nói rằng, "Các anh sẽ thất bại. Các anh sẽ thấy cai trị Iraq không phải dễ dàng. Khi tôi hỏi ông ta là tôi rất ngạc nhiên khi nghe ông ta nói vậy, ông ta đáp: Các anh sẽ thất bại tại Iraq bởi vì các anh không hiểu ngôn ngữ, lịch sử và các anh không hiểu đầu óc của người Ả Rập." (When I interrogated Saddam, he told me: "You are going to fail. You are going to find that it is not so easy to govern Iraq." When I told him I was curious why he felt that way, he replied: "You are going to fail in Iraq because you do not know the language, the history, and you do not understand the Arab mind.)

Không biết lời của Saddam Hussein nói có đúng không nhưng Mỹ đã tiêu tốn 2000 tỉ đô-la, 4,497 lính Mỹ chết, 32,753 bị thương mà sau 13 năm (2003-2016) hai đời tổng thống vẫn chưa tìm được một lối thóat danh dự cho cuộc chiến. Hiện nay Mỹ vẫn duy trì 5000 quân tại Iraq, vừa bảo vệ an ninh cho chính quyền Bagdad, vừa chống lại Nhà Nước Hồi Giáo và lực lượng Sunnis. Không biết Ô. Trump có giải pháp gì không?

- AFP ngày 17/12/2016: "Ba Tư đã chính thức khiếu nại với ủy hội đã từng giám sát thỏa hiệp hạt nhân ký kết với 6 cường quốc vì Hoa Kỳ vừa ban hành đạo luật tái cấm vận Ba Tư. Thư khiếu nại do Ngoại Trưởng Mohammad Javad Zarif gửi cho Ô. Federica Mogherini - chủ tịch ủy ban ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu yêu cầu triệu tập một buổi họp liên-ủy-hội như đã phác họa trong thỏa hiệp…liên quan đến hành động mới đây của Hoa Kỳ." Theo AP ngày 23/12/2016, "Trong một hành động khác thường, Ba Tư và sáu cường quốc vào ngày hôm nay đã cho phổ biến những tại liệu bị hạn chế trước đây về thỏa hiệp hạt nhân để tăng cường quan điểm của họ là Tehran không lừa dối trong việc giới hạn việc tinh chế chất uranium khiến có thể chế tạo vũ khí nguyên tử."

Đạo luật tái cấm vận Ba Tư sau khi được thượng viện Hoa Kỳ thông qua đã được chuyển tới tổng thống nhưng Ô. Obama không phủ quyết và cũng không ký ban hành, do đó theo hiến pháp, đạo luật đương nhiên có hiệu lực. Tuy nhiên, dù được đa số thành viên quốc hội ủng hộ, đạo luật cũng không có tác dụng một khi thỏa hiệp hạt nhân vẫn còn đó. Theo Reuters ngày 18/12/2016, "Sau khi có sự khiếu nại của Ba Tư, người đứng đầu cơ quan theo dõi các chương trình nguyên tử của Liên Hiệp Quốc nói rằng Ba Tư chứng tỏ đã tuân thủ thỏa hiệp ký kết với các cường quốc." Điều đáng lo ngại ở đây là Ô. Trump có lập trường bảo vệ Do Thái vô điều kiện có thể sẽ hủy bỏ thỏa hiệp hạt nhân này.

- AP &AFP ngày 19/12/2016: "Một tay súng mặc bộ đồ lớn (com-lê) thắt cà-vạt hô vang khẩu hiệu về chiến tranh Syria, " Aleppo! Thượng Đế Vĩ Đại!" sau khi nổ súng giết vị đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ trước sự bàng hoàng của khách tham dự một buổi triển lãm nhiếp ảnh tại thủ đô Ankara. Theo phóng viên nhiếp ảnh của AP là người chứng kiến vụ ám sát, hung thủ đã bị giết sau đó. Hung thủ là một nhân viên cảnh sát của Thổ. Moscow coi đây là một hành động khủng bố." Theo Business Insider, đồng lia (lira) đã sụt giá mạnh sau vụ ám sát này vì tình hình bất ổn của Thổ Nhĩ Kỳ.

- CNN ngày 21/12/2016: "Các giới chức Hoa Kỳ tin rằng Nga đã triển khai, có thể là vệ tinh cảm tử (kamikaze satellites) có tên gọi Komos 2499 được dùng để theo đuôi các vệ tinh của Hoa Kỳ và nếu có lệnh sẽ hủy diệt các vệ tinh này. Tướng John Hyten - tư lệnh chỉ huy chiến lược nói với CNN rằng chúng ta có khả năng giám sát và tình báo tốt cho nên chúng ta có thể thấy đe dọa đang hình thành. Do đó, chúng ta đang phát triển khả năng phòng vệ. Nga không phải là quốc gia duy nhất phát triển loại vũ khí này. Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm vũ khí tương tự và đã phá hủy được một vệ tinh thời tiết năm 2007- một bước tiến mà các nhà phân tích cho rằng đây là dấu hiệu gia tăng sức mạnh quân sự của họ."

- Washington Post (Belgrade) ngày 22/12/2016: "Thủ tướng Serbia cho biết Nga sẽ trang bị cho Serbia phi cơ chiến đấu để tăng cường khả năng phòng thủ giữa lúc có những xung đột với Croatia là thành viên của NATO. Sau chuyến thăm Moscow, Thủ Tướng Aleksandar Vucic nói rằng Nga sẽ cung cấp cho Serbia 6 MIG-29, 30 xe tăng T-27 và 30 thiết vận xa trị giá khoảng 180-230 triệu euros và sẽ được giao vào Tháng Ba. Ô. Aleksandar Vucic cho biết Serbia vẫn theo đuổi chính sách trung lập cho dù có nhận vũ khí từ Nga.

- AFP ngày 23/12/2016: "Tổng Thống Tân Cử Donald Trump đã công bố bức thư mang tính hòa giải nhân ngày lễ của Tổng Thống Putin và nói rằng hai quốc gia cần tiến tới việc xây dựng một mối quan hệ mới hay đi vào con đường khác. Ô. Trump đã cho phổ biến bức thư đề ngày 15/12/2016 sau khi nghe nói là đã phớt lờ những lo lắng là ông sẽ tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang. Trong bức thư, Ô. Putin nói rằng những thách đố khu vực và toàn cầu mà hai quốc gia chúng ta phải đối đầu cho thấy mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Nga vẫn là yếu tố quan trọng bảo đảm an ninh và ổn định cho một thế giới hiện đại. Tôi hy vọng rằng sau khi ngài đảm nhận chức vụ tổng thống, chúng ta có thể hành động trong một tư thế xây dựng và thực tiễn, tiến hành từng bước phục hồi lại khuôn khổ quy định hợp tác song phương trên những lãnh vực khác biệt, cũng như đưa sự hợp tác hai bên trong bối cảnh quốc tế lên tầm mức hiệu quả mới." Theo AP ngày 23/12/2016: "Trong cuộc họp báo cuối năm, Tổng Thống Putin nói rằng ông sẵn sàng thăm Hoa Kỳ nếu có lời mời của Ô. Donald Trump. Đây là dấu hiệu hòa dịu của Ô. Putin.

Về phần Ô. Trump, rõ ràng ông đã theo sách lược "Đông hòa Tôn Quyền (Nga), bắc cự Tào Tháo (Tàu)". Việc bổ nhiệm Ô. Tillerson có mối liên hệ tốt đẹp với Ô. Putin làm bộ trưởng ngoại giao  và Ô. Peter Navarro là tác giả cuốn sách "Chết Bởi Trung Hoa" (Death by China) đứng đầu Hội Đồng Ngoại Thương Quốc Gia (National Trade Council) cho thấy rõ chiến lược này.

Theo tôi, sớm muộn gì Ô. Trump cũng sẽ gặp Ô. Putin. Sau khi đã gặp Ô. Putin rồi, Ô. Trump sẽ ở vào thế thượng phong để "nói chuyện" với Hoa Lục. Để củng cố sách lược "Xoay Trục" một cách mạnh mẽ chứ không xìu xìu ển ển như Ô. Obama. Có thể Ô. Trump sẽ thăm viếng Nhật Bản và sau đó sẽ là Việt Nam và Phi Luật Tân. Ô. Trump có thể bỏ TPP để tiến hành các thỏa hiệp song phương với từng quốc gia, nhưng không thể bỏ Đông Nam Á. Để Đông Nam Á lọt vào tay Trung Quốc là tự sát.

Diễn biến cho thấy Hoa Kỳ tuy siêu cường "binh hùng tướng mạnh" nhưng không thể giải quyết vấn đề Syria vì cuộc chiến ở đây vô cùng phức tạp. Thôi thì để cho Nga, Thổ và Ba Tư làm chuyện đó.  Một nhà nước độc tài ở Syria cũng chẳng can chi tới quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Nếu lấy cớ vi phạm nhân quyền" hoặc bảo vệ thường dân để đưa vài trăm ngàn quân vào đây để lật đổ chế độ của Ô. Assad thì đi vào vết xe đổ Iraq và nội bộ Hoa Kỳ lại chia rẽ vì chuyện không đâu. Chính vì thế mà Ô. Trump nói sẽ giã từ chính sách "lật đổ" gần như trở thành "truyền thống" của Hoa Kỳ. Ô. Trump nói rằng Hoa Kỳ đã đổ 6000 tỉ đô-la vào đây mà Trung Đông đang trở thành một mớ xà-bần (a mess) và thành quả đem về Mỹ chỉ là các cỗ quan tài và thương binh và cựu chiến binh còn bị đối xử tệ hại hơn cả di dân bất hợp pháp khiến đem tới sự mất chức của ông bộ trưởng. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang khốn đốn vì thảm họa khủng bố và cuộc chiến đòi độc lập của sắc tộc Kurd. Nếu không hợp tác với Nga và Ba Tư để sớm giải quyết vấn đề Syria thì Thổ lần hồi cũng sẽ biến thành một Syria hay Iraq mà thôi. Ô. Erdogan và Ô. Duterte là hai "con ngựa chứng" ở Trung Đông và Á Châu với chính sách ngoại giao vô cùng bất định làm Hoa Kỳ nhức đầu. Sở dĩ "hai con ngựa" này dở chứng chỉ vì tình hình vô cùng phức tạp của đất nước, chứ chẳng ai muốn "dở chứng" cả.
- VOA News (Islamabad) ngày 26/12/2016: "Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Nga và Pakistan sẽ nhóm họp tại Moscow vào ngày 27/12/2016 để duyệt xét điểu mà họ nhận thấy về mối đe dọa của Nhà Nước Hồi Giáo tại A Phú Hãn mỗi ngày mỗi gia tăng ở biên giới của họ. Bộ trưởng ngoại giao Pakistan cho biết đây là một diễn đàn đã có, thảo luận dù không chính thức về những vấn đề hòa bình, ổn định của khu vực, kể cả vấn đề A Phú Hãn. Diễn đàn trong tương lai dự trù có thêm Ba Tư và có thể là nhịp cầu để đưa Taliban vào bàn hội nghị với chính phủ ở Kabul. Tổng Thống A Phú Hãn Ashraf Ghani bày tỏ tức giận vì A Phú Hãn không được mời tham gia diễn đàn này.  Sở dĩ các quốc gia nói trên lo ngại là vì sau khi bị kiệt quệ tại Iraq và Syria, Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) sẽ tìm căn cứ địa tại A Phú Hãn."

Đây là dấu hiệu cho thấy Nga và Trung Quốc đang hợp tác để giải quyết những vần đề toàn cầu. Thực tế chứng tỏ Hoa Kỳ dù là siêu cường, nhưng một mình không thể giải quyết mọi vấn đề của nhân loại. Ô. Obama và Bà Clinton coi vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ quan trọng hơn Khủng Bố Hồi Giáo và Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS). Nhưng thực tế lại cho thấy Khủng Bố Hồi Giáo và Nhà Nước Hồi Giáo nguy hiểm gấp bội so với một nhà nước độc tài. Một nhà nước độc tài nào trên thế giới ngày nay cũng không thể đụng tới "sợi lông chân" của Mỹ. Nhưng Khủng Bố Hồi Giáo và Nhà Nước Hồi Giáo có thể đánh ngay vào đầu não của nước Mỹ.

Tình hình Syria:
- Los Angeles Times ngày 18/12/2016 đi bài phóng sự và đoạn thu hình ngắn với tựa đề "Người dân trở lại Cổ Thành đông Aleppo vừa tái chiếm nhưng thành phố của họ không còn nữa" (Residents return to recaptured Old City of east Aleppo. Except the city they knew is gone) cho thấy khu vực đã im tiếng súng, cuộc chiến chấm dứt và một Cổ Thành xây dựng năm 717 đổ nát. Như vậy phe phiến quân coi như bị xóa sổ. Cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ tiến hành để lật đổ Tổng Thống Assad thất bại. Giờ đây chính quyền Syria có thể tập trung nỗ lực để đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo.

- Business Insider ngày 22/12/2016: "Hoa Kỳ không được mời tham gia cuộc họp tổ chức vào ngày 20/12/2016 giữa Nga,Thổ và Ba Tư để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ bị loại ra ngoài nhưng cuộc thương thảo như vậy." Theo Reuters ngày 23/12/2016, "Tổng Thống Putin cho biết  Nga, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý lấy thủ đô Astana của Kazakhstan làm địa điểm để thương thảo về một nền hòa bình cho Syria.".

Diễn biến cho thấy Hoa Kỳ tuy siêu cường "binh hùng tướng mạnh" nhưng không thể giải quyết vấn đề Syria vì cuộc chiến ở đây vô cùng phức tạp. Thôi thì để cho Nga, Thổ và Ba Tư làm chuyện đó.  Một nhà nước độc tài ở Syria cũng chẳng can chi tới quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Nếu lấy cớ vi phạm nhân quyền" hoặc bảo vệ thường dân để đưa vài trăm ngàn quân vào đây để lật đổ chế độ của Ô. Assad thì đi vào vết xe đổ Iraq và nội bộ Hoa Kỳ lại chia rẽ vì chuyện không đâu. Chính vì thế mà Ô. Trump nói sẽ giã từ chính sách "lật đổ" gần như trở thành "truyền thống" của Hoa Kỳ. Ô. Trump nói rằng Hoa Kỳ đã đổ 6000 tỉ đô-la vào đây mà Trung Đông đang trở thành một mớ xà-bần (a mess) và thành quả đem về Mỹ chỉ là các cỗ quan tài và thương binh và cựu chiến binh còn bị đối xử tệ hại hơn cả di dân bất hợp pháp khiến đem tới sự mất chức của ông bộ trưởng. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang khốn đốn vì thảm họa khủng bố và cuộc chiến đòi độc lập của sắc tộc Kurd. Nếu không hợp tác với Nga và Ba Tư để sớm giải quyết vấn đề Syria thì Thổ lần hồi cũng sẽ biến thành một Syria hay Iraq mà thôi. Ô. Erdogan và Ô. Duterte là hai "con ngựa chứng" ở Trung Đông và Á Châu với chính sách ngoại giao vô cùng bất định làm Hoa Kỳ nhức đầu. Sở dĩ "hai con ngựa" này dở chứng chỉ vì tình hình vô cùng phức tạp của đất nước, chứ chẳng ai muốn "dở chứng" cả.

- AFP ngày 28/12/2016, "Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng Tây Phương (Hoa Kỳ và NATO) đã bội hứa tại Syria, lên án những quốc gia hợp tác (đồng minh) với Ankara đã hỗ trợ cho các nhóm khủng bố kể cả Nhà Nước Hồi Giáo."

Nếu nói Hoa Kỳ và Tây Phương hỗ trợ cho nhóm khủng bố là quá đáng. Nhưng sự thực là trong số 41 nhóm chống lại chính quyền Syria, có rất nhiều nhóm "thánh chiến", Hồi Giáo cực đoan, Al-qaeda và kể cả Nhà Nước Hồi Giáo "giả vờ" theo Mỹ để nhận viện trợ và vũ khí. Nói tóm lại Hoa Kỳ đã  "vơ bèo vạt tép" tập họp đủ thứ "đầu trộm đuôi cướp" để mong lật đổ chế độ của Ô. Assad cho nên tình hình mới nát bét như ngày hôm nay. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cực lực bác bỏ và gọi cáo giác này là lố bịch (ludicrous).

- ABC News ngày 29/12/2016: "Vào 12 giờ đêm ngày hôm nay Tổng Thống Nga Putin cho biết một thỏa hiệp chấm dứt thù hận do cuộc chiến kéo dài 5 năm gây ra đã được ký kết giữa chính phủ và lực lương ly khai. Thỏa hiệp gồm ba bước. Bước một ngưng bắn, bước hai kiểm soát và duy trì ngưng bắn, bước ba thương thảo để giải quyết vấn đề Syria. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bảo đảm cho việc thi hành thỏa hiệp này."

Tình hình Biển Đông:
- Seattle Times ngày 16/12/2016: "Vào ngày 15/12/2016, Trung Quốc báo hiệu cho thấy họ đã lắp đặt vũ khí trên những hòn đào còn tranh chấp để dùng nó như chiếc "súng cao-su" (slingshot) để đối phó với những de dọa, khiến gia tăng thêm căng thẳng cho bộ tham mưu của Ô. Trump sắp tới. Tín hiệu của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã không còn giữ nguyên cam kết của Ô.Tập Cận Bình là không quân sự hóa Biển Đông." Theo ABC News, ngoại trưởng Phi Luật Tân nói rằng đất nước ông sẽ không hành động để chống lại báo cáo cho rằng Hoa Lục đã hiển nhiên bố trí hỏa tiễn phòng không và diệt hạm trên những hòn đảo mà Hoa Lục đã biến cải ở Biển Đông."

Tuyên bố này sẽ vô cùng bất lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam. Thế chân vạc Việt-Mỹ-Phi để đối đầu với Hoa Lục tại Biển Đông nay gẫy một chân, chỉ còn hai.

- Reuters (Manila) ngày 17/12/2016: "Vào ngày 17/12/2016, Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte trong buổi họp báo sau khi đặt chân tới Căm Bốt và Tân Gia Ba trong chuyến công du, đã yêu cầu Hoa Kỳ chuẩn bị cho việc hủy bỏ thỏa hiệp quân sự cho phép Hoa Kỳ triển khai binh sĩ và thiết bị quân sự để diễn tập tại Phi Luật Tân. Ô. Duterte nói rằng Phi Luật Tân vẫn có thể sống còn khi không có tiền của Hoa Kỳ sau khi cơ quan viện trợ Mỹ quyết định ngưng tài trợ ngân khoản cho chương trình chống nạn nghèo đói của Phi. Ô. Duterte nói thêm: Chúng tôi không cần quý vị và yêu cầu quý vị chuẩn bị cho việc hủy bỏ thỏa hiệp VFA (Visiting Forces Agreement). Theo VOV ngày 20/12/2016, "Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa mới đưa ra lời đề nghị trong cuộc gặp với Tổng thống Duterte tối 19/12/2016. Bộ Trưởng Quốc Phòng Lorenzana cho biết, phía Trung Quốc cũng đề nghị cho Philippines vay 500 triệu USD trong dài hạn với lãi suất thấp để sắm sửa các trang thiết bị quân sự khác. Đi kèm lời đề nghị hấp dẫn này là một danh sách các thiết bị quân sự do nước này chế tạo để Philippines có thể tham khảo. Bộ Trưởng Quốc Phòng Lorenzana cho biết, bước đầu Philippines sẽ tiếp nhận một số vũ khí loại nhỏ, thuyền cao tốc và kính nhìn xuyên đêm/kính hồng ngoại tuyến. Theo ông Lorenzana, toàn bộ số thiết bị này trị giá 14,4 triệu USD này là không nhiều."

Đây là lời cảnh báo về chính sách cực đoan của Do Thái đưa ra những đòi hỏi quá đáng về sự hình thành một nhà nước Palestines và cũng là thách đố cho chính sách hậu thuẫn Do Thái vô điều kiện của Ô. Trump và Đảng Cộng Hòa. Vào ngày 28/12/2016, Ô. John Kerry đã tổ chức cuộc họp báo nói rằng, "Chỉ có giải pháp hai nhà nước (chứ không phải Palestines là vùng chiếm đóng của Do Thái) mới là giải pháp hòa  bình lâu dài, bền vững. Cuộc bỏ phiếu lần này của Hoa Kỳ là nhằm hỗ trợ cho giải pháp đó. Liên minh đang cai trị Do Thái bây giờ là thành phần quốc gia cực đoan nhất trong lịch sử. Một số khu định cư mới xây đã gần biên giới Jordan (Jordanie) hơn là gần Do Thái. Nếu các khu định cư cứ tiếp tục được dựng lên vào đất của Palestines thì một giải pháp hòa bình càng khó khăn hơn. Cuộc bỏ phiếu vừa rồi của LHQ là nhằm bảo tồn giải pháp hai nhà nước."
- International Business Times ngày 24/12/2016: "Giới chức quân sự Trung Quốc xác nhận rằng chiếc HKMH (Liêu Ninh) đầu tiên của họ đã sẵn sàng tác chiến, cùng với các phi cơ chiến đấu đã tiến hành một cuộc thực tập tác chiến trên không ở Hoàng Hải (Yellows Sea). Cuộc diễn tập dường như cũng tiến hành ở vùng biển xa hơn, đó là Biển Đông." Tin mới nhất của Reuters ngày 26/12/2016 cho biết, HKMH Liêu Ninh được 5 tàu chiến hộ tống đã lướt qua phía đông nam của Pratas Island do Đài Loan kiểm soát để tiến về phía tây nam.

Như tôi đã nói trước đây, nhiều người đã coi HKMH Liêu Ninh của Hoa Lục chỉ là thứ "hàng mã" đối với Mỹ . Thế nhưng nếu nó tiến vào Biển Đông thì các nước nhỏ như Phi Luật Tân và Việt Nam sẽ "ớn da gà" vì hỏa lực hùng hậu của nó. Bất cứ HKMH nào cũng không đi một mình. Sẽ có khoảng ba khu trục hạm, tuần dương hạm và một đội tàu ngầm đi theo để bảo vệ. Với khoảng 40 phi cơ chiến đấu J-15 (tương đương với F-18) trên sàn tàu, nếu nó xuất kích, cùng với dàn hỏa tiễn đạn đạo phóng đi từ các khu trục hạm, tuần dương hạm, có thể tàn phá một vài thành phố ven biển như chơi. Thương-ghét là một chuyện, nhưng sức mạnh của một HKMH lại là chuyện không thể coi thường. Nhìn những tiêm kích J-15 cất cánh và hạ cánh nhịp nhàng trên HKMH Liêu Ninh chúng ta thấy hải quân Trung Quốc đã tiến một bước nhảy vọt để tranh giành ảnh hưởng trên đại dương với Mỹ. Hình ảnh tử vệ tinh mới nhất cho thấy Hoa Lục đang đóng một HKMH thứ hai.

Nhận Định:
Liên Hiệp Quốc trong lịch sử đã thông qua rất nhiều nghị quyết lên án cũng như cấm vận một số quốc gia, nhưng vào những ngày cuối năm 2016, Liên Hiệp Quốc đã "xui tận mạng" với hai biến cố:

Thứ nhất:  International Business Times ngày 23/12/2016: "Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã tỏ ra khinh bỉ Ô. Zeid Ra'ad al Hussein - người đứng đầu ủy hội nhân quyền LHQ vừa kêu gọi mở cuộc điều tra ông về hành vi giết người khi nói rằng, "Anh chỉ là nhân viên của một tổ chức mà tiền bạc lương bổng từ túi tiền của hội viên. Anh mở miệng nói ra như thể anh là kẻ ngu xuẩn có thẩm quyền. Hãy về đi học lại đi! Anh không biết cách cư xử thế nào là một nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Đồ chó đẻ! Anh không thể nói với tôi như thế."

Đây là gáo nước lạnh dội vào mặt Ô. Zeid Ra'ad al Hussein - người đứng đầu ủy hội nhân quyền mà ai ai cũng trọng vọng và nể sợ nhưng nay lại bị ông tồng thống "Trương Phi" phang cho một trận tơi bời. Mặc dù Ô. Duterte ăn nói quá lỗ mãng nhưng nhiều khi "thuốc đắng dã tật". Trong thực tế, Liên Hiệp Quốc nhiều khi chỉ là "con rối" hành động theo mệnh lệnh của các thế lực siêu cường. Với lời tuyên bố này, Ô. Duterte nổi bật trên sân khấu chính trị thế giới nhưng chưa biết số phận ra sao. Nếu các siêu cường như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Hoa Lục nín thinh thì LHQ cũng "giả bộ" nín theo.

Thứ hai: Theo AFP ngày 23/12/2916, Liên Hiệp Quốc đã "mó dái ngựa" khi Hội Đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Do Thái ngưng xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ của Palestines sau khi Hoa Kỳ đã tự chế không phủ quyết nghị quyết lên án nước đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông. Trong một bước đi khá hiếm hoi và tạo động lực, Hoa Kỳ đã không bỏ phiếu, đưa đến việc chấp thuận một nghị quyết đầu tiên kể từ năm 1979 lên án chính sách định cư lấn đất của Do Thái. Cả hội trường đã đứng lên hoan hô khi nghị quyết được thông qua bởi tất cả 15 hội viên. Nghị quyết nói các khu định cư của Do Thái đã vi phạm một cách trắng trợn luật pháp quốc tế và là trở ngại lớn cho giải pháp hai nhà nước và cho hoà bình dài lâu, toàn diện, công bằng. Nghị quyết lịch sử này đã hình thành cho dù nỗ lực ngăn chặn của Do Thái được Tổng Thống Tân Cử Donald Trump hậu thuẫn.

Đây là lời cảnh báo về chính sách cực đoan của Do Thái đưa ra những đòi hỏi quá đáng về sự hình thành một nhà nước Palestines và cũng là thách đố cho chính sách hậu thuẫn Do Thái vô điều kiện của Ô. Trump và Đảng Cộng Hòa. Vào ngày 28/12/2016, Ô. John Kerry đã tổ chức cuộc họp báo nói rằng, "Chỉ có giải pháp hai nhà nước (chứ không phải Palestines là vùng chiếm đóng của Do Thái) mới là giải pháp hòa  bình lâu dài, bền vững. Cuộc bỏ phiếu lần này của Hoa Kỳ là nhằm hỗ trợ cho giải pháp đó. Liên minh đang cai trị Do Thái bây giờ là thành phần quốc gia cực đoan nhất trong lịch sử. Một số khu định cư mới xây đã gần biên giới Jordan (Jordanie) hơn là gần Do Thái. Nếu các khu định cư cứ tiếp tục được dựng lên vào đất của Palestines thì một giải pháp hòa bình càng khó khăn hơn. Cuộc bỏ phiếu vừa rồi của LHQ là nhằm bảo tồn giải pháp hai nhà nước."

Ai cũng háo hức chờ đón "năm mới" với niềm hy vọng nhưng cuối cùng hầu như "năm mới" nào cũng chỉ đem tới những buồn phiền, lo âu, căng thẳng. Đời sống mỗi lúc mỗi khó khăn hơn, cực đoan cuồng tín phát triển mạnh hơn, hận thù lan tỏa, tự do phóng túng cá nhân được bảo vệ tới mức tối đa, tham nhũng hoành hành trên toàn thế giới, Anh Quốc rút chân khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ thì "America First", Do Thái một mình chống lại cả nhân loại và coi Liên Hiệp Quốc như "củ khoai". Ai cũng thủ thế, cũng từ từ "đóng cửa rút cầu" lo cho mình trước. Liên minh (ally), liên hiệp (union), hợp tác (partner) như đám mây, hết tụ rồi tán. Thế giới quá nhiều tỷ phú nhưng nạn đói nghèo, vô gia cư vẫn còn nguyên đó. Thế giới quá nhiều "hàng xịn", "hàng hiệu", hàng "thông minh" nhưng tình thương giữa con người và con người cứ teo dần. Nhà vật lý Stephen Hawking báo động rằng với nền văn minh do máy móc và  "software", con người sẽ trở nên hung hăng, hiếu chiến, dần dần mất hết nhân tính, có thể bấm nút giết cả triệu người ở xa vạn dặm như trò chơi của con nít  (games). Thật kinh hoàng! Nghiệp lực của thế giới đang chuyển dịch mà không một sức nào ngăn cản được. Chính sự thông minh của con người sẽ hủy diệt con người. Ít ra hơn 6000 năm qua, bộ mặt thế giới này thay đổi từng giờ từng phút nhưng căn gốc của con người là "Tham-Sân-Si" vẫn còn nguyên đó và mỗi lúc mỗi phát triển mạnh hơn và biến thành "bàn thờ" của mỗi cá nhân. Cho nên lời chúc đầu năm của tôi không phải là "Một Năm Mới Hạnh Phúc" (Happy New Year)  mà là "Một Năm Mới An Bình Cho Người Khác" (Peace New Year For Other).
Quyết định của thế giới là như thế. Nếu Ô. Trump hết lòng bênh vực Do Thái, coi thường phản ứng của quốc tế thì Hoa Kỳ sẽ bị cô lập. Theo Reuters, Thủ Tướng Netanyahu vừa ra lệnh cho bộ trưởng ngoại giao xét lại mối liên hệ với Liên Hiệp Quốc bao gồm tiền Do Thái đóng góp cho LHQ và sự hiện diện của các đại biểu LHQ tại đất nước này. Bộ trưởng quốc phòng Do Thái loan báo cắt đứt liên hệ vể mặt dân sự với Palestines. Thủ tướng Do Thái đã triệu tập 15 đại sứ kể cả các quốc gia hội viên thường trực của Hội Đống Bảo An như  Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Hoa để tra vấn về quyết định của họ vừa rồi và cam kết sẽ có biện pháp trả thù. Do Thái đã lên án Ô. Obama đã đạo diễn quyết định "tủi nhục" này.

Để tránh sự thù hận của thế giới Ả Rập, bốn đời tổng thống Hoa Kỳ đã đứng ra làm trung gian hòa giải hầu đạt một nền hòa bình vĩnh viễn Do Thái-Palestines nhưng đều thất bại do lập trường cực đoan của Tel Aviv. Ô. Obama cũng đã cố gắng nhưng rồi cũng chỉ nhận được sự chửi rủa từ Do Thái và từ các chính trị gia Hoa Kỳ đặt quyền lợi của Do Thái trên quyền lợi của Tổ Quốc. Bất cứ ai, dù là tổng thống Mỹ, chống lại Do Thái đều thân bại danh liệt.

Theo Lão Tử thì đừng khôn quá. Mình khôn quá thì không ai sống nổi cho nên người ta ghét. Do Thái vì khôn quá cho nên có thể sẽ là thảm họa. Nếu Do Thái tiếp tục xây dựng các khu định cư thì Liên Hiệp Quốc có thể ban hành lệnh cấm vận Do Thái. Được sự hỗ trợ hết mình từ Hoa Kỳ, Do Thái biến thành "ông Trời con" của thế giới. Ai đụng tới Do Thái sẽ chết, kể cả Liên Hiệp Quốc. Chúng ta chờ xem "ông Trời con" hành động ra sao. Tin mới nhất cho biết Do Thái đã đe dọa Tân Tây Lan, Senegal, Mã Lai, Venezuela khi nói rằng việc bỏ phiếu là "hành vi tuyên chiến", phong tỏa ngân khoản trợ giúp Angola và sẽ giảm liên hệ ngoại giao với 12 quốc gia đã bỏ phiếu kỳ rồi. Với sự trợ giúp hết mình từ Hoa Kỳ, Do Thái không sợ ai, không cần chơi với ai, chỉ cần chơi với Mỹ là đủ. Do Thái có một quan niệm rất thông minh là, "Mình không cần là siêu cường, nhưng nắm đầu được siêu cường thì mình sẽ trở thành siêu cường."

Còn ở Mỹ, một trong những thượng nghị sĩ "siêu diều hâu" Lindsey Graham (Cộng Hòa, North Carolina) vừa lên tiếng đe dọa cắt đứt tiển đóng góp cho Liên Hiệp Quốc để tổ chức này chết luôn. Thôi thì để Liên Hiệp Quốc chết và thế giới quay lại "luật rừng" cá lớn nuốt cá bé cũng được, nhưng cuối cùng chưa biết ai thắng ai. Trên đời này "cá ăn kiến rồi kiến ăn cá" cũng là lẽ thường. Biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh cũng đã xụp đổ. Cường hào ác bá cưỡi lên đầu lên cổ dân, dân nhẫn nại chịu đựng. Tới một ngày nào đó, chịu không nổi nữa, dân đứng lên "làm cách mạng" đem cường hào ác bá ra chặt đầu, treo cổ, tịch thu hết tài sản…chuyện đó đã có cả ngàn năm rồi. Nếu Ô. Trump nhất quyết ủng hộ Do Thái vô điều kiện thì Palestines và thế giới Ả Rập sẽ ngả theo Nga và Hoa Lục để tìm chỗ dựa. Lãnh đạo nước Mỹ không dễ như người ta tưởng. Chưa biết Ô. Trump có ý định "cải tổ" Liên Hiệp Quốc hay rút chân ra khỏi tổ chức này để được tự do hành động? Theo AP ngày 26/12/2016, Ô. Trump nói rằng, "Liên Hiệp Quốc chỉ là một thứ câu lạc bộ/nơi tụ họp để mọi người vui vẻ với nhau" (Trump says UN just a club for people to have a good time). Ô. Trump nói câu này rất kẹt, vì sau này nếu ông dùng Đại Hội Đồng LHQ để công bố một quyết định quan trọng nào đó, thì phải chăng đây là trò vui chơi?

Nước Mỹ có thể đánh bại Nga hay Tàu, nhưng nước Mỹ không thể đánh bại cả thế giới. Một mình chống lại 14 quốc gia bỏ phiếu chống lại Do Thái không phải chuyện dễ. Do đó Ô. Trump phải thận trọng về cả lời ăn tiếng nói lẫn hành động.

Khi bài viết này tới tay quý độc giả, do vòng quay của trái đất, thế giới có những nơi đã "chào mừng năm mới" và có những nơi đang  "chuẩn bị chào mừng năm mới". Ai cũng háo hức chờ đón "năm mới" với niềm hy vọng nhưng cuối cùng hầu như "năm mới" nào cũng chỉ đem tới những buồn phiền, lo âu, căng thẳng. Đời sống mỗi lúc mỗi khó khăn hơn, cực đoan cuồng tín phát triển mạnh hơn, hận thù lan tỏa, tự do phóng túng cá nhân được bảo vệ tới mức tối đa, tham nhũng hoành hành trên toàn thế giới, Anh Quốc rút chân khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ thì "America First", Do Thái một mình chống lại cả nhân loại và coi Liên Hiệp Quốc như "củ khoai". Ai cũng thủ thế, cũng từ từ "đóng cửa rút cầu" lo cho mình trước. Liên minh (ally), liên hiệp (union), hợp tác (partner) như đám mây, hết tụ rồi tán. Thế giới quá nhiều tỷ phú nhưng nạn đói nghèo, vô gia cư vẫn còn nguyên đó. Thế giới quá nhiều "hàng xịn", "hàng hiệu", hàng "thông minh" nhưng tình thương giữa con người và con người cứ teo dần. Nhà vật lý Stephen Hawking báo động rằng với nền văn minh do máy móc và  "software", con người sẽ trở nên hung hăng, hiếu chiến, dần dần mất hết nhân tính, có thể bấm nút giết cả triệu người ở xa vạn dặm như trò chơi của con nít  (games). Thật kinh hoàng! Nghiệp lực của thế giới đang chuyển dịch mà không một sức nào ngăn cản được. Chính sự thông minh của con người sẽ hủy diệt con người. Ít ra hơn 6000 năm qua, bộ mặt thế giới này thay đổi từng giờ từng phút nhưng căn gốc của con người là "Tham-Sân-Si" vẫn còn nguyên đó và mỗi lúc mỗi phát triển mạnh hơn và biến thành "bàn thờ" của mỗi cá nhân. Cho nên lời chúc đầu năm của tôi không phải là "Một Năm Mới Hạnh Phúc" (Happy New Year)  mà là "Một Năm Mới An Bình Cho Người Khác" (Peace New Year  For Other). Thân ái,

Đào Văn Bình
(California ngày 31/12/2016)

No comments:

Post a Comment