Pages

2011/12/05

SỰ ĐIÊN CUỒNG XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN CỦA TRUNG HOA


SỰ ĐIÊN CUỒNG XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN CỦA TRUNG HOA

Brahma Chellaney
Bài viết gốc: China's Dam Frenzy

BS Hồ Hải dịch
Thứ bảy, ngày 03 tháng mười hai năm 2011

Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sáchSự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and the forthcoming Water: Asia's New Battlefield)

NEW DELHI – Sự điên cuồng xây dựng đập thủy điện của Trung Hoa gần đây đã đụng phải một bức tường Miến Điện (Myanmar), nơi mà chính phủ đã có một quyết định táo bạo  ngừng một dự án xây đập của Trung Hoa gây tranh cãi đã giúp mở ra con đường dễ dàng cho chuyến viếng thăm đầu tiên của một Ngọai trưởng Mỹ đến Miến Điện trong hơn nửa thế kỷ bế tắc ngoại giao giữa 2 nước Hoa Kỳ và Miến Điện.

Đập Myitsone bị trì hõan có trị giá 3,6 tỷ Mỹ kim, nằm ở đầu nguồn của con sông lớn nhất của Miến Điện, sông Irrawaddy, được thiết kế chỉ để độc quyền đưa điện vào mạng lưới điện của Trung Hoa, mặc dù thực tế Miến Điện bị cúp điện hàng ngày. Ủy ban Giám sát tài sản nhà nước và Ủy ban Quản lý của Hội đồng Nhà nước Trung Hoa ca ngợi Myitsone như một mô hình dự án ở nước ngoài phục vụ cho lợi ích Trung Hoa. Quyết định của Miến Điện do đó đã gây sốc chính phủ Trung Hoa, vì họ đã tiếp đãi Miến Điện như là một quốc gia khách hàng đáng tin cậy (nơi mà Trung Hoa vẫn còn có lợi ích đáng kể, bao gồm cả việc đang xây dựng một hệ thống đường ống dẫn dầu và khí gas tự nhiên trị giá nhiều tỷ đô la).

Mặc cho thất bại đó, Trung Hoa vẫn là nhà xây dựng đập thuỷ điệnlớn nhất thế giới trong và ngoài nước. Thật vậy, không một quốc gianào trong lịch sử đã xây dựng nhiều đập thủy điện hơn so với Trung Hoa, họtự hào là đất nước có đập nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại.

Trước khi những người Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, Trung Hoa chỉ có 22 đập mà không có bất kỳ đập nào có kích thước đáng kể. Bây giờ đất nước này có hơn một nửa trong số 50.000 đập lớn của thế giới, đập lớnđược định nghĩa là đập có một chiều cao ít nhất là 15 mét, hoặc khả năng lưu trữ hơn ba triệu mét khối nước. Như vậy, Trung Hoa đã hoàn thành, trung bình ít nhất một đập lớn mỗi ngày tính từ năm 1949 đến nay. Nếu tínhtất cả các loại đập thuỷ điện có mọi kích thước thì số đập của Trung Hoa vượt quá 85.000.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (United Nations Food and Agriculture Organization), các đập của Trung Hoa có khả năng lưu trữ 562,4 km khối nước trong năm 2005, chiếm 20% tổng các nguồn tài nguyên nước tái tạo của quốc gia. Kể từ đó, Trung Hoa đã xây dựng được những kỷ lụccủa các đập mới, bao gồm cả đập lớn nhất thế giới: đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.

Trung Hoa cũng là nhà lãnh đạo toàn cầu trong xuất khẩu đập. Các công ty nhà nước của Trung Hoa đang xây dựng nhiều đập thủy điện ở nước ngoài hơn so với tất cả các nhà xây dựng đập toàn thế giới cộng lại. Ba mươi bảy tổ chức tài chính và doanh nghiệp của Trung Hoa đã tham gia vào hơn 100 dự án đập lớn ở các nước đang phát triển. Một số các công ty này là rất lớn và có nhiều công ty con. Ví dụ, Sinohydro Corporation - công ty thủy điện lớn nhất thế giới - tự hào có 59 chi nhánh ở nước ngoài.

Trung Hoa đã dùng cả hai động cơ lợi nhuận và nỗ lực ngoại giao để giới thiệu những năng lực kỹ thuật xây dựng đập ở nước ngoài.Trung Hoa công bố chính sách "Không can thiệp những vấn đề nội bộ các nước" thực sự phục vụ như là một giấy phép ảo để theo đuổi các dự án xây dựng đập  vùng đất thường gây  lụt và người dân buộc phải ra đi để dành cho việc xây dựng đập thuỷ điện - bao gồm cả với đập Myitsone của Miến Điện, đồng bào dân tộc thiểu số - ở các nước khác. Nhưng Trung Hoa cũng đang thực hiện như vậy ở tại Trung Hoa bằng cách chuyển sự chú ý từnhững con sông nội địa đã bão hòa việc xây dựng đập sang các con sông quốc tế bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và Mãn Châu.

Trung Hoa cho rằng vai trò của họ như đầu tàu của thế giới về việc xuất khẩu đập thuỷ điện bằng vào cách làm việc giữa các công ty của Trung Hoa với các đối tác ở các nước khác theo tinh thần "2 bên cùng có lợi" ("win-win"). Nhưng bằng chứng từ một số địa điểm dự án cho thấy rằng các đậpthuỷ điện đã làm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng ở các nước đó.

Hậu quả là, các dự án ở nước ngoài thường làm nóng lên quan điểm chống Trung Hoa, chúng được phản ánh trong các cuộc biểu tình của dân chúng ở một số nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Hơn nữa, bằng cách sử dụng lực lượng lao động Trung Hoa để xây dựng đập và các dự án khác ở nước ngoài - một thực tế đi ngược lại yêu cầu "nội địa hóa" của riêng mình, được thông qua vào năm 2006 - Trung Hoa càng củng cố một nhận thức rằng họ đang là những người chủ trương bóc lột.

Là quốc gia xây đập nhiều nhất trên thế giới, Trung Hoa đã  nhà sản xuấtthuỷ điện lớn nhất toàn cầu, với công suất phát điện hơn 170 GWs. Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng để thúc đẩy năng suất thủy điện của mình, họ đã tiến hành xây đập thuỷ điện trên các con sông quốc tế, việc này đã lôi kéo Trung Hoa vào các tranh chấp nguồn nước với hầu hết các nước láng giềng, thậm chí cả Bắc Triều Tiên.

Nói rộng hơn, niềm đam mê xây dựng đập nước của Trung Hoa đãsinh ra hai phát triển then chốt.
Thứ nhất, các công ty Trung Hoa chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thiết bị thủy điện toàn cầu. Chỉ một mình Sinohydro đủ làm lu mờ các nhà cung cấp thiết bị phương Tây như ABB, Alstom, General Electric và Siemens, khituyên bố đã kiểm soát một nửa thị trường thế giới.

Thứ hai , sự phát triển ngành công nghiệp thủy điện nhà nước ở Trung Hoa đã làm chính phủ  chiến dịch mạnh mẽ cho các dự án đập ở nước ngoài bằng cách cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các chính phủ có dự án. Tại Trung Hoa, gần đây đã công bố một chương trình đầu tư khổng lồ 635 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng nước mới trong thập niên tới, hơn 1/3 trong số đó sẽ được dùng cho việc đào kênh đến xây đập, hồ chứa, và những cấutrúc phục vụ khác.

Trung Hoa xây đập đầu nguồn sông, giữa sông và chuyển nước giữa các lưu vực nên đã tàn phá hệ sinh thái tự nhiên, gây ra phân mảnh các dòng sông, cạn kiệt nguồn nước, và thúc đẩy khai thác nước ngầm vượt quá khả năng bổ sung của tự nhiên.

Các chi phí xã hội có được thậm chí còn cao hơn, một thực tế phản ánh trong một thừa nhận rất ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ Trung Hoa Ôn Gia Bảo vào năm 2007, kể từ năm 1949, Trung Hoa đã di chuyển tổng số 22,9 triệu người Trung Hoa để làm các dự án nước - một con số lớn hơn so với dân số ở các nước như Úc, Romania, hoặc Chile. Từ đó, có đến 350.000 cư dân - chủ yếu là dân nghèo - đã không còn cuộc sống ổn định.

Vì vậy, thử làm một phép tính đơn giản thì có một con số trung bình là, cứ1.035 công dân Trung Hoa, thì có 1 người bị buộc đuổi ra khỏi nhà  các dự án nước trong mỗi ngày trong hơn sáu thập niên qua. Với Trung Hoa hiện nay, họ ngày càng xây đập trên những sông xuyên quốc gia như Mekong, Salween, Brahmaputra, Irtysh, Illy, và Amur, các dự án mới có nguy cơ "xuất khẩu" từ những con sông nội bộ của Trung Hoa những sản phẩm là, cạn kiệt nguồn nước nghiêm trọng đến những dòng sông xuyên quốc gia.Đây là thời điểm phải gây áp lực từ bên ngoài để bàn tính với Trung Hoa kiềm chế việc xây dựng đập thuỷ điện điên cuồng  họ phải đi theo các tiêu chuẩn môi trường quốc tế.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

Những bài dịch từ cùng tác giả:

No comments:

Post a Comment