Pages

2011/12/05

Tàu cộng: Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới

Tàu cộng: Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới 

 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng

  

Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quoc  khi vào Việt Nam.  Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc.  Chúng ta hăy nhìn lại những gì Trung Quốc đă làm trong quá khứ với các nước láng giềng của họ trong chánh sách di dân và biên giới.

    Trung Quốc và Liên Sô có chung chiều dài biên giới khoảng 4,300 cây số.  Họ đă có một cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969 giữa hai người đồng minh ruột thịt vì Trung Quốc đă xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Sô, mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ.  Liên Sô phải dùng đến hỏa tiển để tiêu diệt quân Trung Quốc.  Sau đó hai người bạn tiêu biểu cho thành trì Xă Hội Chủ Nghĩa đă ký một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Trung Quốc vẫn lén lút cho quân lính lấp đá và dồn bao cát bỏ xuống bờ sông Amur bên phía Trung Quốc để lấn ranh Liên Sô.

    Khi Liên Sô xin gia nhập vào cơ quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO), Trung Quốc chỉ đặt có một điều kiện duy nhất để hổ trợ Liên Sô đó là cho phép người lao động Trung Quốc được vào Liên Sô  miễn chiếu khán nhập cảnh. 


Một khi họ đă vào được Liên Sô, họ dùng mọi cách để ở lại hợp pháp.  Ông Andrei Chernenko, vụ trưởng vụ Di Trú Liên Sô đă từng phát biểu rằng người Trung Quốc dùng mọi hình thức để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ, chẳng hạn như kết hôn với người bản xứ, hoặc kinh doanh để tạo sản nghiệp lớn để dể dàng trong việc lưu trú vì tài sản lớn của họ.


    Mặc dù đă ký kết hiệp định với Liên Sô, nhưng những vị lănh đạo của Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh vẫn khẳng định rằng vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của họ, và trong trường học họ vẫn tiếp tục dạy học sinh rằng Liên Sô đă dung bạo lực chiếm những vùng đất trên của họ.


Hơn thế nữa, họ đưa ra những bằng cớ về Nhân Chủng Học để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt ở đó rất lâu trước khi người Liên Sô tới.


    Sự di dân của người Trung Quốc qua đường biên giới vẫn là nổi ám ảnh của chính quyền Liên Sô.  Theo ước tính của các chuyên gia thì đến năm 2010 dân số Trung Quốc tại vùng Cận Đông của Liên Sô sẽ lên đến 10 triệu người (hiện tại khoảng 3, 26 triệu) và kiểm soát từ 30 đến 40 phần trăm nền kinh tế của vùng nầy.  Vì vậy gần đây ông Viktor Ishayev, toàn quyền vùng Khabarovsk quyết định không cấp quyền công dân cho người Trung Quốc dù đă kết hôn với người Liên Sô tại địa phương ông, mặc dù người ngoại quốc khác được hưởng quyền nầy. 
   
    Với Ấn Độ, bắt đầu từ năm 1950 đă có những sự căng thẳng giữa hai quốc gia, nhất là vào những năm 1956-1957 khi Trung Quốc xây dựng trục giao thông quân sự trên vùng đất đang tranh chấp Aksai, phía tây Tân Cương.  Ấn Độ lên án Trung Quốc xâm lăng vùng đất nầy của họ.  Tiếp theo là cuộc đàm phán giữa đôi bên kéo dài trong ba năm không mang lại kết quả nào cả. Tháng Mười năm 1962 Trung Quốc đưa chín sư đoàn chiếm đóng dọc theo biên giới 3,225 kí lô mét vùng biên giới Hy Mă Lạp Sơn và Trung Quốc.  Hai nước đă nổ ra một cuộc đụng độ về biên giới rất khóc liệt. Kết qủa là Trung Quốc đă đẩy lùi Ấn Độ sâu 50 kí lô mét vào vùng đất Aksai mà Ấn Độ cho là thuộc chủ quyền của họ, và Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng chiến.  Mười hai năm sau khi ngưng chiến, một cuộc họp song phương cao cấp về biên giới giữa hai quốc gia được tổ chức tại Tân Đề Ly (Ấn Độ) vào tháng Hai năm 1994.  Một giai đoạn mới về sự bang giao giữa hai nước bắt đầu tuy vấn đề biên giới giữa hai nước vẫn xảy ra những mâu thuẩn gay gắt.
    
Với Mông Cổ, sau 11 năm làm chủ Hoa Lục, tháng Năm 1960, Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc thăm Ulaanbaatar (U-Lan-Ba-To) của Mông Cổ để bàn về hiệp định hợp tác song phương, và cả hai bên đă đạt được một hiệp uớc về biên giới.  Trong buổi tiệc khoản đải lănh đạo Mông Cổ tại Bắc Kinh ngày 27 tháng 12 năm 1960 Chu Ân Lai tuyên bố: "sự nhanh chóng giải quyết êm đẹp vấn đề biên giới giữa hai quốc gia không những đánh dấu sự cũng cố và phát triển t́nh hữu nghị giữa hai quốc gia, mà còn tạo gương sáng trong mối quan hệ giữa hai nước xă hội chủ nghĩa anh em".  Tiếc thay kỹ nguyên hợp tác thân thiện nầy tồn tại không lâu.

    Mặc dù hiệp định về biên giới được ký kết chính thức năm 1962, nhưng măi đến 1982 mới được thực hiện.  Trong khoảng thời gian 20 năm đó Trung Quốc luôn tìm cách lấn biên giới và cho di dân sang Mông Cổ.  Năm 1981 dấy lên phong trào trục xuất người Trung Quốc ra khỏi Mông Cổ đă bùng nổ.  Thêm vào đó, Liên Xô tố giác Trung Quốc đă vi phạm hiệp định về biên giới với Mông Cổ tất că hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969.  Tờ New York Times, ngày 27 tháng 5 năm 1983 chạy trang đầu tin Mông Cổ trục xuất nhiều ngàn công nhân Trung Quốc ra khỏi nước họ.  Ngày 2 tháng 9 năm 1964, tờ Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Liên Xô loan tin rằng Mao Trạch Đông rất hối tiếc vì  không tranh thủ được sự đồng tình của Liên Xô để Trung Quốc chiếm Ngoại Mông. 
Trung Quốc, một quốc gia rộng mênh mông, nhưng người cầm quyền của họ luôn luôn tìm cách lấn chiếm lân bang mình dù chỉ năm, mười ngàn cây số!
   
Với Bắc Hàn, trong hai điện tín gởi cho Stalin vào tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông khẳng định rằng nếu toàn bộ Đại Hàn bị Mỹ chiếm đóng, và lực lượng cách mạng Đại Hàn bị hủy diệt, bọn xâm lược Mỹ thêm kiêu căng, và toàn bộ vùng bắc Á sẽ bất lợi cho chúng ta (Liên Xô và Trung Quốc).  Sau khi thấy Stalin ngần ngại trong việc gởi không lực yểm trợ, Mao kết luận rằng chúng ta phải tham chiến, tham chiến sẽ rất có ích lợi và ngược lại sẽ rất tai hại. Mao không ngần ngại tuyên bố mục tiêu của Trung Quốc trong việc xua quân chiếm Bắc Hàn là không những bảo vệ biên giới và cứu giản chế độ Bình Nhưỡng.  Mao hứa với Stalin là sẽ gởi 12 sư đoàn vào Bắc Hàn vào tháng 10 năm 1950 và sẽ tiếp tục gởi thêm 24 sư đoàn nửa vào mùa xuân và hè năm 1951.

Với chiêu bài "Mặt Trận Giải Phóng" của thế giới, Mao quyết định chiếm Bắc Hàn để bảo vệ mặt trận giải phóng của xứ nầy, bảo vệ cả mặt trận giải phóng Trung Quốc và thế giới nửa.  Mao lạc quan tin rằng Hoa Kỳ sẽ bị bại trận tại Bắc Hàn, hậu quả sẽ thuận lợi cho mặt trận giải phóng quốc tế.  Rõ ràng là Trung Quốc nhận ra cuộc chạm trán giữa họ và Hoa Kỳ là không thể tránh được, nhất là khi hạm đội thứ bảy của Hoa Kỳ bắt đầu bỏ neo ngoài khơi Đài Loan trong lúc quân đội Liên Hiệp Quốc can thiệp vào cuộc chiến Triều Tiên.  Họ muốn đem chiến tranh ra ngoài nước họ và Bắc Hàn là nơi Trung Quốc lựa chọn cho cuộc chiến.  Tóm lại, mục tiêu của họ khi xua quân vào Bắc Hàn không phải vì bảo vệ nước xă hội chủ nghỉa anh em, mà là chiếm nước anh em làm chiến trường để đọ sức với địch thủ.  Họ luôn coi các nước láng giềng là "ao nhà" và có quyền xử dụng vào bất cứ mục tiêu nào họ muốn.
   
Với Tây Tạng, sau khi chiếm được Hoa Lục vào năm 1949, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc lập tức đ̣i Tây Tạng phải chấp nhận (1) quốc phòng của Tây Tạng phải do Trung Quốc kiểm soát, (2) Tây Tạng là một bộ phận của Trung Quốc.  Dĩ nhiên đề nghị phi lý  nầy không được chấp nhận.  Liền sau đó, ngày 7 tháng 10 năm 1950 Trung Quốc xua 40,000 quân đánh chiếm Chamdo, thủ đô miền nam Tây Tạng.  Mặc dù Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh Quốc cùng một số quốc gia khác phản đối quyết liệt. Trung Quốc không những làm ngơ mà còn thách thức quốc tế bằng cách đưa thêm một quân đoàn tiến vào thủ đô Lhasa vào ngày 9 tháng 9 năm 1951.  Lần lượt các thành phố khác của Tây Tạng rơi vào tay quân Trung Quốc.  Mặc dù Tây Tạng đă anh dũng tạo ra hai cuộc khởi nghĩa vào các năm 1956 và 1959, nhưng tất că đều bị quân Trung Quốc đè bẹp.  Kết quả là hơn hai chục ngàn người Tây Tạng bị giết, khoảng 80 ngàn người cùng Đức Dalai Lama phải lưu vong sang Ấn Độ.


    Sau hai thập niên bi thống trị bởi Trung Quốc, khoảng 1.2 triệu người Tây Tạng, tức 20% dân số đă bỏ mình trong các trai tù hoặc tại các nông trường tập thể, hoặc bị thủ tiêu.  Nhiều tù nhân bị bỏ đói đến chết.  Hơn 6,000 cơ sở văn hoá, đền đài, chùa chiền, tu viện bị phá hủy.  Để duy trì  lực lượng thống trị tại Tây Tạng khoảng 300,000 binh sĩ và công an, phần lớn lương thực bị thu mua, vì thế đă gây ra hai nạn đói vào các năm 1958-1961 và 1966-1976.

 
   Nhưng âm mưu thâm độc nhất vẫn là chánh sách đồng hoá cố hữu mà họ đă từng áp dụng không thành công tại Việt Nam khi họ đô hộ ta hàng ngàn năm trước.  Họ đưa đến Tây Tạng khoảng 7,5 triệu người Trung Quốc, vượt xa dân số Tây Tạng khoảng nửa triệu.  Người Tây Tạng trở thành dân thiểu số ngay trên chính quê hương cuả họ.  Họ thống trị Tây Tạng không những về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xă hội, mà còn ngự  trị về mặt ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa, và Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ địa phương. 


   
Tây Tạng là bài học xương máu mà nhà cầm quyền Hà Nội phải học để bảo đảm sự tồn tại, độc lập của đất nước.

Với Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng ta trải qua muôn vàn khó khăn với nước lân bang khổng lồ Trung QuốcVới quan niệm Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man, các triều đại vua chúa Trung Quốc luôn đánh phá, gây bất ổn để đồng hoá, hoặc thôn tính Việt Nam.  Cộng Sản Trung Quốc giữ nguyên quan niệm Đại Hán lạc hậu đó.

    Chỉ kể trong lịch sử cận đại, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc rất thân thiện trong thời gian Việt Nam chống Pháp, nhưng sau khi Stalin qua đời, người kế vị là Khrushchev, quan niệm về cộng sản của ông khác hẳn, nhất là với Mao Trạch Đông, từ đó đưa đến tình trạng căng thẳng giữa hai đảng cộng sản anh em .  Kể từ đó Việt Nam thân Liên Sô hơn Trung Quốc.  Nắm cơ hội nầy, Liên Sô viện trợ nhiều cho Việt Cộng để chống Pháp, và hé lộ ý đồ giúp Việt Nam trở thành cường quốc cộng sản trong vùng Đông Nam Á.  Trung Quốc rất khó chịu khi nhận ra điều nầy vi phía bắc của họ là Liên Sô, nếu phía nam Việt Nam trở thành cườnng quốc thì  họ bị kẹt vào chính giũa, sẽ chận thế phát triển của họ về phía nam.

   
Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là bắt đầu liên hệ với Hoa Kỳ vào cuối năm 60, đầu năm 70 trên cấp bực cao với ngoại trưởng Henry Kissinger và rồi với Tổng Thống Nixon.  Cùng lúc đó họ bắt đầu hổ trợ cho Cam Pu Chia dưới sự lănh đạo của Pol Pot vì ý  thức hệ cộng sản, nhưng trên thực tế, họ muốn cô lập Việt Nam với Trung Quốc về phía bắc và Campuchia ở hướng tây.

Khi Khmer Đỏ của Pol Pot nắm quyền, họ bắt đầu đò  lại lảnh thổ mà họ cho là Việt Nam đă chiếm trong quá khứ.  Bị từ khước, Pol Pot bắt đầu tàn sát Việt Kiều ở Campuchia, và hổ trợ cho du kích đánh phá Việt Nam ở phía tây vào năm 1978 (theo Wikipedia, Google).  Nắm lấy cơ hội nầy, Liên Sô giúp Việt Nam đánh chiếm Campuchia, trước hết để loại trừ ảnh hưởng Trung Quốc tại đây, và để chứng minh với đám cộng sản đàn em là theo Liên Sô có lợi hơn là theo Trung Quốc.  Việt Nam cũng nhận thấy rằng đây là cơ hội, vì Lào đă theo Liên Sô, nếu lật đổ được Pol Pot lập chánh phủ bù nhìn th́ì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc cấp vùng ở Đông Nam Á.  Vào ngày 7 tháng Giêng 1979, Việt Nam xua quân chiếm Phnom Penh, chấm dứt chế độ Khmer Đỏ và lập lên chánh phủ bù nhìn thân Việt Nam.
 
  Để trả đủa, ngày 15 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc công khai tuyên bố hiệp định giửa Trung Quốc và Liên Sô hết hiệu lực, và họ có quyền gây chiến tranh với đồng minh của Liên Sô vì  Việt Nam ngược đải Hoa Kiều và họ dùng chiêu bài bảo vệ kiều dân để gây chiến với Việt Nam.  Hai ngày sau họ đưa 120 ngàn Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đánh chiếm các tỉnh Cao Bằng, Lao Cai, và Lạng Sơn vào sâu trong lănh thổ Việt Nam 30 cây số.  Ngày 6 tháng Ba họ đơn phương tuyên bố nhiệm vụ "dạy cho Việt Nam một bài học" đă hoàn tất, và đơn phương rút quân.  Và ngày 16 tháng Ba họ đă hoàn toàn triệt thoái khỏi biên giới Việt Nam.
  
 Qua những sự kiện nêu trên ta thấy
Trung Quốc luôn tìm cách di dân họ, lấn biên giới, và dùng kiều dân như một loại vũ khí để xâm lăng các nước láng giềng khi cần.  Với những nước yếu kém, họ coi như là "sân sau" của họ và sẵn sàng dùng vũ lực để xử dụng theo nhu cầu chiến lược.

Chúng ta đều biết rằng con số người Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Việt Nam không ít, và họ chiếm ưu thế trong lănh vực kinh tế. Nay cho phép người Trung Quốc vào Việt Nam không cần chiếu khán nhập cảnh sẽ tạo cơ hội cho một số trong đám họ ở lại, dù bất hợp pháp, điều ấy gây muôn vàn khó khăn cho đồng bào ta trong lănh vực kinh tế, đó là chưa kể đến vấn đề an ninh, chính trị. 

Quyết định trên của nhà cầm quyền Hà Nội hết sức sai lầm, vô tình, hay hữu ý  thực hiện chánh sách di dân của nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ không tốn cống sức đòi hỏi, hoặc trả giá để có được như họ đă từng làm với Liên Xô hoặc với các nước khác.  Khi có nhiều cư dân Trung Quốc trên lănh thổ Việt Nam đó là một trong nhiều nguyên cớ để họ dùng để xâm lấn ta khi họ có nhu cầu.  Đành rằng họ có thể viện bất cứ nguyên nhân nào, nhưng chúng ta không nên tạo thêm nguyên nhân giúp họ. 

Ngày nay Trung Quốc là một quốc gia hùng cường về kinh tế và quân sự đuợc cai tri bởi chế độ bá quyền đầy tham vọng, đó là hiểm họa cho thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng. 
Nhà cầm quyền Hà Nội phải sáng suốt nhận ra cái hoạ mất nước từ Trung Quốc.

Vì  quyền lợi tối thượng của dân tộc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn, nhanh chóng rút lại lệnh trên trước khi chánh quyền Trung Quốc lợi dụng nó gây bất lợi lâu dài cho dân tộc. Làm được việc nầy đảng cộng sản Việt Nam ít nhất còn có được một lần tuyên truyền với đồng bào rằng họ tranh đấu để bảo vệ quyền lợi dân tộc, và họ không phải là đấy tớ suốt đời của Trung Cộng.

Nhà cầm quyền Hà Nội luôn miệng hô hào hăy khép lại quá khứ thù nghịch, cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước.  Nhưng nghịch lý thay với người Trung Quốc đến Việt Nam thì  được miễn chiếu khán nhập cảnh, còn người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về thăm quê hương thì  những khúc ruột ngàn dậm nầy bắt buộc phải có chiếu khán nhập cảnh. 
Người cộng sản Việt Nam nói một đàng, làm một nẻo.  Không biết bao giờ họ mới bắt đầu sự chân thật và chấm dứt sự lừa dối.  Họ vẫn tiếp tục nuôi dưởng thái độ thù nghịch với chính đồng bào của họ./.


 

 Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng

   
Tài liệu tham khảo:

* Barnard, Calvin, J.  Lieutenant Commander, U.S. Navy, The China- India Border War 1962, Marine Corps Publisher.
* Department of State, International Boundary Study, No 173, August 14, 1984.
* Nguyễn Quốc Khải, Liệu Tây Tạng.., Người Việt, số 7280, ngày 12/11/05.
* Sheng, Micheal M.  Korea and World Affairs, Vol. XIX, No. 2, Summer 1995.
* World Press Review, No 12, Vol 50, December 2003

No comments:

Post a Comment