Pages

2012/01/27

TRÍ THỨC, người là ai???

TRÍ THỨC, người là ai???

Thu Thảo
Giáo viên cấp 2 - VN

Sau khi "hội thảo" bỏ túi với chồng và con (học cấp 1), tôi mạn phép xin thử định nghĩa "NGƯỜI TRÍ THỨC" theo suy nghĩ mộc mạc của giới bình dân tôi, như sau:

Người TRÍ THỨC là:

a) Người tương đối hội đủ các yếu tố: kiến thức (knowledge) + tấm lòng (heart) + giáo dục (education) + trong sáng (bright) + tôn trọng sự thật (truth) + dấn thân (action).

b) Bên cạnh đó, người trí thức còn phải biết dành những giọt nước mắt cho quê hương và có trái tim biết rung động, nhói đau trước thân phận của đồng loại và tha nhân.

(a) là điều kiện CẦN và (b) là điều kiện đủ, TÂM - TRÍ song hành.

Hay ít ra, người trí thức là người CÓ HIỂU BIẾT VÀ LÀM ĐÚNG VỚI TÂM THỨC CỦA MÌNH MỘT CÁCH CHỦ ĐỘNG, CHÂN THẬT, CHÍ KHÍ bằng TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP TÙY ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH qua lăng kính HƯỚNG THƯỢNG, HỮU TRÁCH & CHUYỂN ĐỘNG (move).

Người trí thức khác với nhà khoa học và nhà khoa bảng. Bởi nếu Nobel, người nổi tiếng có công chế ra chất nổ phục vụ chiến tranh, nếu Ông không dành trọn số tiền khổng lồ kiếm được của mình để lập giải thưởng Nobel phục vụ nhân loại, thì Ông có thể đơn thuần là NHÀ KHOA HỌC.

Galiléo quả quyết quả đất tròn, xoay quanh mặt trời và chấp nhận chết để bảo vệ sự thật. Nếu không can đảm bảo vệ chân lý ấy, thì Ông cũng có thể chỉ là nhà khoa học danh tiếng thôi.

Tổng thống Reagan bị ám sát, trên đường đưa đến bệnh viện, dù quá đau, Tổng thống Reagan vẫn gắng cười và nói đùa: "Khi nghe tiếng nổ, nếu tôi cúi xuống kịp thì không bị...". Người ám sát Tổng thống Reagan được trắng án khi bác sĩ chẩn đoán bảo ông ấy có vấn đề về tâm thần. Nghe tin này, Tổng thống Reagan còn nói: "Tội nghiệp cho Ông ấy". Rồi khi nhiều người Hoa Kỳ đề nghị bỏ đạo luật về tự do sử dụng súng, nhưng Tổng thống Reagan (người bị ám sát bằng súng) không đồng ý hủy bỏ Đạo luật này mà cương quyết bảo vệ nó.

Nếu Tổng thống Reagan tỏ ra giận dữ và "trả thù", thì có thể Ông chỉ là một lãnh tụ thôi.

Qua trận động đất và sóng thần tại Nhật, hầu hết người Nhật, kể cả trẻ em, đã thể hiện tâm thức: hiểu biết, giáo dục, đồng loại...Đó không phải TRÍ THỨC thì là gì???

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tự xem mình chỉ là "Người hát rong", không khoa bảng, không "được" một giải thưởng nào của Nhà nước Việt Nam. Nhưng Ông là người dấn thân, biết rung động, biết nhói đau trước thân phận của con người và tha nhân.

Nếu Trịnh Công Sơn chỉ giỏi về ca từ và tiết điệu...thôi, thì Ông chỉ được người đời biết đến như là một nhạc sĩ giỏi.

Nhờ "tố chất TRÍ THỨC" thường được cài đặt (có khi mặc định) trong con người KHOA BẢNG, người có TÂM THỨC...nên Nobel, Galilé, Reagan, Trịnh Công Sơn, trẻ em Nhật...đã mặc nhiên "lập trình" như thế.

Ngược lại, Hoàng Cao Khải, người khoa bảng, nhưng hại dân hại nước, thì "lập trình" khác.

Ôn Gia Bảo, khi bị ném giày, ông tỏ ra giận dữ, trách móc và đòi Ban tổ chức xin lỗi. Còn Tổng thống Bush khi bị ném giày, thì ngược lại, Ông vừa tươi cười vừa nói đùa: "Theo tôi thì chiếc giày đó có cỡ số 40", rồi Ông vui vẻ tiếp tục họp báo và chẳng hề trách móc gì.

Cái "TRÍ THỨC", Nó, muôn hình muôn vẻ, có khi không thể đem ra "cân, đong, đo, đếm" hoặc phân tích soi rọi dưới kính hiển vi được, nhưng CẢM NHẬN thì không khó.

Như những ca từ trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, xin bạn CẢM NHẬN, đừng phân tích. Bạn sẽ thấy rung động đến từng thớ thịt, từng dòng chảy của máu trong tim...khi tâm thức mình trong sáng, hướng thượng.

***

Người trí thức cũng có khi coi nhẹ cái chết tựa lông hồng. Chứ sự "dè biểu", "gấu luận" mà kể vô.

Xin lỗi, nói đùa tí cho vui, chứ đã là con NGƯỜI thì nên sống tử tế với nhau. Cần có một tấm lòng. Biết trãi lòng và bao dung. Trừ khi "Con giun xéo mãi phải quằn". Còn SỰ THẬT (Truth) thì phải bảo vệ đến cùng, như Galiléo vậy, vì CHÂN LÝ thì bất biến!

Và bạn ơi, trong tình huống nào đó, tâm trạng khi đứng trước những hỗn man có tính đặc thù của xã hội, bài viết có từ "trí thức", nếu viết hoa, thì chỉ là "cách hành văn" và là "ngu ý" cá tính của người viết muốn "bày tỏ" hoặc "ám chỉ" cái đã định danh trước để bạn đọc dễ "phân biệt" người trí thức (đúng nghĩa) với người trí thức (cuốn-theo-chiều-gió, quá cầu an, vô cảm) mà thôi, chứ không có ý gì "ghê gớm" lắm đâu quý bạn ạ.

Ví như, khi bạn viết "nó" (ngôi thứ 3) bình thường, nhưng bạn cũng có thể viết "Nó" để chỉ ngôi thứ 3 nhưng ám chỉ có "định danh trước" và cần nhấn mạnh. Mong quý bạn thông cảm!

Phần kết

Hình như "Nhân chi sơ tính bổn thiện", con người sinh ra, ai cũng được tạo hóa "cài đặt" (setup) cái CỐT CÁCH, CHÍ KHÍ, RUNG ĐỘNG...rồi do năng lực "lập trình" và qua education của mỗi người nữa, mà nó muôn hình muôn vẻ đó thôi!

Song, ngoại cảnh và môi trường sống, có khi là "sát thủ không đầu" nguy hiểm số 1: tác động, bào mòn, thậm chí triệt tiêu cái CỐT CÁCH, CHÍ KHÍ, RUNG ĐỘNG...vốn có của con người, kể cả con người trí thức, khoa bảng...
Từ đó, cái "VÔ CẢM" được thể "phát tiết" và "lên ngôi". Nói chi đến chuyện "...Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..." !!!???


Thu Thảo

No comments:

Post a Comment